Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia nhiều hơn vào tự quán chiếu bản thân có nhận thức tốt hơn.

 

Tự quán chiếu bản thân (Self-reflection) là tự phản ánh là khả năng chứng kiến và đánh giá các quá trình nhận thức, cảm xúc và hành vi của chính chúng ta. Trong tâm lý học, các thuật ngữ khác được sử dụng cho sự tự quan sát này bao gồm “nhận thức phản chiếu” và “ý thức phản xạ”, Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia nhiều hơn vào tự quán chiếu bản thân có nhận thức tốt hơn. Khoảng 900.000 người Pháp bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer. Theo một nghiên cứu mới, mọi người đều có thể hành động dựa trên sức khỏe nhận thức của họ. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Neurology cho thấy khả năng tự quán chiếu bản thân của một người có liên quan đến nhận thức của họ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia tự quán chiếu bản thân nhiều hơn có nhận thức tốt hơn, sức khỏe não bộ tốt hơn và tăng chuyển hóa glucose. Thật vậy, chuyển hóa glucose là một dấu hiệu đánh giá sức khỏe não bộ. Cụ thể, những người dành thời gian cho việc suy ngẫm về bản thân được cho là giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố tâm lý tích cực, chẳng hạn như mục đích sống và chánh niệm, có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Tìm các cách khác để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ là một ưu tiên cấp thiết”, tác giả chính của nghiên cứu này, Harriet Demnitz-King (Đại học University College London). Tác giải cho rằng: "Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào tự quán chiếu bản thân và có khả năng tăng mức độ nhận thức, bởi vì nó không phụ thuộc vào sức khỏe thể chất hoặc các yếu tố kinh tế xã hội".

Để đưa ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ hai thử nghiệm lâm sàng, với người tham gia trả lời các câu hỏi về tự quán chiếu bản thân. Tự quán chiếu bản thân cũng có liên quan đến các lợi ích khác, chẳng hạn như phục hồi sau trầm cảm và sức khỏe tim mạch tốt hơn.