Trẻ sơ sinh sinh non cần được bổ sung thêm sữa mẹ. Nhưng liệu bồi bổ được làm từ sữa mẹ hay sữa bò liệu có khác biệt khi xét đến nguy cơ biến chứng nặng ở trẻ? Điều này đã được thực hiện qua nghiên cứu lâm sàng lớn từ Linköping, Thụy Điển.

Trẻ sinh non từ tuần 22 đến 27 của thai kỳ, là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong chăm sóc sức khỏe. Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng là rất cao. Có gần một trong bốn trẻ sinh non tử vong trước khi được một tuổi. Trong nghiên cứu nhóm trẻ này được bú sữa mẹ thay vì sữa công thức làm từ sữa bò. Sữa công thức làm từ sữa bò làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như viêm ruột nặng và nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu nghiêm trọng).

Giáo sư Thomas Abrahamsson tại Bệnh viện Đại học ở Linköping cho biết: "Ở Thụy Điển, tất cả trẻ sơ sinh rất non đều nhận được sữa mẹ từ mẹ hoặc sữa mẹ hiến tặng. Mặc dù vậy, cứ 10 trẻ thì có gần 1 trẻ bị viêm ruột nặng gọi là viêm ruột hoại tử. Ít nhất cứ 10 đứa trẻ thì có 3 đứa tử vong, còn trẻ sống sót sau đó thường gặp vấn đề về thần kinh”.

Có rất ít nghiên cứu về trẻ sinh rất non. Vì vậy, cần có thêm nghiên cứu lâm sàng có thể cung cấp hỗ trợ khoa học về cách điều trị cho những đứa trẻ này để có cơ hội sống sót và cuộc sống tốt hơn. Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Thụy Điển, trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa mẹ hiến tặng. Tuy nhiên, để trẻ sinh cực kỳ non tháng phát triển tốt nhất có thể, chúng cần nhiều dinh dưỡng hơn sữa mẹ. Đây là lý do tại sao sữa mẹ được bổ sung thêm protein, được gọi là tăng cường.

Việc tăng cường trước đây được làm từ sữa bò. Tuy nhiên, đã có những nghi ngờ rằng việc tăng cường bằng sữa bò làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Ngày nay, việc tăng cường dựa trên sữa mẹ hiến tặng đã bắt đầu được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe ở một số nơi. Câu hỏi lớn là liệu nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sinh rất non hay không. Nghiên cứu hiện tại, được gọi là N-Forte (nghiên cứu Bắc Âu về tăng cường sữa mẹ ở trẻ sinh rất non), là nghiên cứu lớn nhất được thực hiện để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này.

Tác giả nghiên cứu Thomas Abrahamsson cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng việc trẻ sinh non tháng được bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa bò hay sữa mẹ hiến tặng đều không thành vấn đề. Một mặt, chúng tôi thất vọng vì không tìm thấy tác động tích cực của việc bồi bổ cơ thể dựa trên sữa mẹ. Mặt khác, đây là nghiên cứu lớn và được thực hiện tốt, có thể nói một cách chắc chắn rằng nó không có tác dụng đối với nhóm bệnh nhân này. Đây cũng là kiến thức quan trọng để chúng ta không đầu tư vào những sản phẩm đắt tiền mà không mang lại hiệu quả như mong muốn”.

Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa hai lựa chọn nhưng kết quả của nó có thể hữu ích. Sản phẩm làm từ sữa mẹ ước tính có giá hơn 100.000 SEK (khoảng 10.000 USD) cho mỗi trẻ, tương đương khoảng 40 triệu SEK nếu sản phẩm này được sử dụng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển.

Nghiên cứu N-Forte bao gồm 228 trẻ sinh cực kỳ non tháng, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm có quy mô bằng nhau, lần lượt được bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa bò. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem hai nhóm có khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết và tử vong hay không. Trong số trẻ được điều trị bồi bổ bằng sữa mẹ, có 35,7% gặp các biến chứng này, trong khi tỷ lệ tương ứng là 34,5% ở nhóm được bồi dưỡng bằng sữa bò, nghĩa là không có sự khác biệt giữa các nhóm. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với một nghiên cứu nhỏ hơn của Canada được công bố vào năm 2018. Trong nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu cũng không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa hai loại tăng cường về viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết nặng.

Nguôn từ trang web::vista.gov.vn.của cục thông tin KH&CN quốc gia