Một loại tảo đỏ đặc biệt ấn tượng có triển vọng giảm đáng kể mức độ đáng báo động của khí mêtan do hệ thống tiêu hóa đường ruột của bò sản sinh. Giờ đây, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã phát hiện ra bằng cách bổ sung tảo đỏ Asparagopsis taxiformis nhiệt đới (AT) vào phân bò, đã cắt giảm gần một nửa lượng khí mê-tan sản sinh trong phân.

 

Mặc dù phân thải ra một phần khí mê-tan khi động vật nhai lại, nhưng nó vẫn chiếm khoảng 10% lượng khí thải vào bầu khí quyển ở Hoa Kỳ. Nhìn chung, bò tạo ra khoảng 37% tổng lượng khí thải mêtan. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 90 triệu đầu gia súc được nuôi liên tục trên toàn quốc.

Mohammad Ramin, nhà nghiên cứu khoa học động vật tại Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển cho biết: “Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc bổ sung AT vào phân bò sữa đã làm giảm 44% lượng khí mêtan từ phân so với phân không có AT”.

Tất cả bắt nguồn từ hợp chất chính của tảo đỏ được gọi là bromoform, ngăn chặn quá trình tạo khí mê-tan một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu phân bò để kiểm tra sức mạnh của loài thực vật này.

Ramin cho biết: “Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng AT trong chế độ ăn của bò sữa để giảm sản xuất khí mê-tan trong ruột. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào báo cáo về việc giảm lượng khí thải mêtan từ phân bò”.

Một trong những mối quan tâm của việc giải quyết vấn đề này ngay từ đầu là AT có hàm lượng iốt cao. Ở gia súc lấy sữa, điều này làm tăng nồng độ iốt trong sữa được sản xuất, có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp và cuối cùng là gây độc. Các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo một chủng AT có ít iốt hơn.

Mặc dù đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, nhưng các nhà khoa học hy vọng nó sẽ mở đường cho các nhà nghiên cứu khác xem xét cách AT hoạt động trong việc ngăn chặn quá trình sản sinh khí mêtan trong phân. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers inSustainable Food Systems.

Nguồn: Từ trang web: vista.gov,vn của cục thông tin KH&CN quốc gia