Các nhà khoa học nữ đạt giải cao tại Triển lãm Quốc tế   về Sáng chế của phụ nữ (KIWIE 2019) tại Hàn Quốc

Để thiết thực triển khai Dự án hỗ trợ xúc tiến thương mại hóa công nghệ của nhà khoa học nữ, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam đã hỗ trợ 06 nhà khoa học nữ tham dự.Triển lãm và Diễn đàn Quốc về sáng chế của phụ nữ lần thứ 12 (KIWIE 2019)tại Hàn Quốc từ ngày 20 – 25/6/2019 do Hội Nữ sáng chế Hàn Quốc (KWIA) tổ chức với sự hỗ trợ của Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các Bộ ngành liên quan của Hàn Quốc như:Bộ KH&CN, Bộ Công nghiệp và Năng lượng, Bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Triển lãm KIWIE là sự kiện thường niên dành cho các nhà sáng chế nữ do Hội nữ sáng chế Hàn Quốc (KWIA) tổ chức từ năm 2008. Năm nay, với thông điệp “Làn sóng sở hữu trí tuệ dành cho các nhà lãnh đạo nữ sáng tạo 2019”,  Triển lãm – Diễn đàn quốc tếvề sáng chế của Phụ nữ (KIWIE) 2019 (diễn ra từ ngày 20 – 25/6/2019) đã thành công tốt đẹp với 29 nước: Azerbaijan, Bosnia, Canada, China, Croatia, Herzegovina, Hong Kong, Egypt, Gorgia, Korea, Kyrgystan, Hàn Quốc,Indonesia, Iraq, Iran,Geogia, Malaysia, Mongolia, North Macedonia, Peru, Saudi Arabia, Srilanka,Sudan, Serbia, Thailand, Tajikistan, Uzbekistan, Việt Nam, Yemen, Zambia,… tham gia giới thiệu hơn 500 công nghệ và sản phẩm khoa học.

Ảnh toàn thể các đại biểu tham gia Triển lãm KIWIE 2019

Tại Triển lãm lần này, Hội LHPN Việt Nam cùng Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam  tham gia 02 gian hàng, trưng bày 06 công nghệ và sản phẩm KH&CN của 06 nữ khoa học do Dự án xúc tiến thương mại hóa công nghệ thuộc Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 hỗ trợ. Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học nữ Việt Nam trực tiếp giới thiệu các sáng chế của mình tại Triển lãm Quốc tế KIWIE.

Tại Triển lãm lần này, Hội LHPN Việt Nam cùng Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam  tham gia 02 gian hàng, trưng bày 06 công nghệ và sản phẩm KH&CN của 06 nữ khoa học do Dự án xúc tiến thương mại hóa công nghệ thuộc Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 hỗ trợ. Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học nữ Việt Nam trực tiếp giới thiệu các sáng chế của mình tại Triển lãm Quốc tế KIWIE.

Đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng

Trong các công nghệ dự thi của các nữ sáng chế từ 30 nước tham gia Triển lãm, Đoàn các nhà khoa học nữ Việt Nam đã gặt hái thành công lớn với 07 giải: 01 giải lớn thứ hai (Semi Grand Prix), giải này là giải xếp sau giải lớn (Grand Prix), 01 giải đặc biệt, 01 huy chương vàng, 03 huy chương bạc và 01 huy chương đồng, cụ thể như sau:

  1. PGS.TS. Trần Thị Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hữu cơ với công nghệ sản xuất Kem ngừa Nám SAM đạt giải lớn thứ hai (Semi - Grand Prix);
  2. PGS.TS. Lê Minh Hà, Trưởng phòng hóa-dược, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với sáng chế hợp chất (3S) – dihydroeleutherinol – 8- O- beta D- glucopyranoside và phương pháp chiết xuất hợp chất này từ thân rễ cây Sâm đại hành đạt Huy chương Vàng;
  3. TS. Nguyễn Thu Hà, Trưởng bộ môn vi sinh vật, Viện Thổ nhưỡngNông hóa với Giải pháp hữu ích về Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất, đạt giải Đặc biệt và Huy chương bạc;
  4. PGS. TS. Nguyễn Minh Tân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Ứng dụng các Hợp chất Thiên nhiên (INAPRO), Đại học Bách Khoa Hà Nội với công nghệ cô đặc nước quả mẫn cảm nhiệt -JEVA, đạt Huy chương Bạc;
  5. Ths. Bá Thị Châm, Nghiên cứu viên, Viện hóa, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với Giải pháp hữu ích về Phương pháp chiết xuất resveratrol từ rễ cây Cốt khí củ Việt Nam, đạt Huy chương Bạc;
  6. PGS.TS. Lê Mai Hương, Chủ tịch Hội dồng khoa học Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với sản phẩm SKGOLD Đông trùng hạ thảo, đạt Huy chương Đồng.

Đây thực sự là phần thưởng quý giá và nguồn khuyến khích động viên rất lớn đối với các nhà khoa học nữ Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu khoa học.Ban tổ chức triển lãm đánh giá cao tính sáng tạo và hàm lượng khoa học của các công nghệ và sản phẩm đăng ký dự thi của Đoàn Việt Nam. Các giải thưởng này một lần nữa khẳng định sự ghi nhận của quốc tế về chất lượng và yếu tố sáng tạo của các nữ sáng chế Việt Nam.

Ngoài ra, các nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia 02 ngày tập huấn về phương thức thương mại hóa sáng chế, khai thác sáng chế, cách thức bảo vệ sáng chế, nhượng quyền, chuyển giao công nghệ và giữ bí mật thương mại,…