Những người có mục tiêu trong cuộc sống sẽ có nguy cơ mắc một số chứng rối loạn nhận thức thấp hơn 19%.

 

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trên tờ Daily Mail: “Bất kể tuổi tác, điều cần thiết là phải giữ một mục tiêu trong cuộc sống. Nếu nó rõ ràng là tốt cho tinh thần, thì nó cũng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ”.

Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 8 công trình nghiên cứu với dữ liệu từ 62.250 người lớn tuổi trên ba lục địa. Từ đó, họ phát hiện ra rằng những người làm theo một mục đích cụ thể hoặc có ý nghĩa trong cuộc sống có "liên quan đáng kể" với việc giảm nguy cơ mất trí và suy giảm nhận thức. Cụ thể, “có một mục tiêu sống” liên quan đến việc giảm 19% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Các tác giả lưu ý rằng những người này ít có khả năng bị suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và kỹ năng tư duy hơn. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về Lão hóa (Aging Research Reviews).

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Joshua Stott, cho biết: "Các chương trình phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ cho các nhóm có nguy cơ có thể được cải thiện bằng cách ưu tiên các hoạt động mang lại mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống của con người thay vì các hoạt động khoái lạc đơn thuần, dù hoạt động này cũng có thể làm tăng tâm trạng tích cực".

TS. Georgia Bell, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng ý thức có mục đích có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, liên kết một cuộc sống có ý nghĩa với sức khỏe tinh thần tốt hơn và giảm nguy cơ khuyết tật và bệnh tim".

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có mục đích sống cũng có hoạt động tập thể dục và tham gia xã hội nhiều hơn. Hai yếu tố này cũng có thể bảo vệ khỏi nguy cơ sa sút trí tuệ.