Một nghiên cứu mới cho thấy các thiết bị xử lý thu gom rác từ bề mặt đại dương sẽ không giải quyết được vấn đề ô nhiễm nhựa.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh các ước tính về chất thải nhựa hiện nay và tương lai với khả năng thu gom rác thải của các thiết bị xử lý nổi và nhận thấy tác động của các thiết bị đó "rất khiêm tốn". Tuy nhiên, các rào chắn lũ có thể hiệu quả hơn và dù chúng không tác động đến nhựa đã có trong đại dương, nhưng có thể giảm ô nhiễm "đáng kể" nếu được sử dụng song song với công nghệ xử lý bề mặt.
Nghiên cứu có sự tham gia của trường Đại học Exeter, Trung tâm Nghiên cứu biển nhiệt đới Leibniz, Viện Nghiên cứu sở thú và động vật hoang dã Leibniz, Đại học Jacobs và Sáng kiến làm sạch nhựa ở đại dương tập trung vào nhựa trôi nổi, vì khó hoặc không thể loại bỏ chất thải tùy thuộc vào kích thước và vị trí của nhựa.
Theo ước tính, khối lượng nhựa đổ xuống đại dương sẽ đạt đỉnh vào năm 2029 và nhựa bề mặt sẽ tăng lên hơn 860.000 tấn, nhiều hơn gấp đôi so với ước tính 399.000 tấn hiện nay, vào năm 2052 (khi nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ ô nhiễm nhựa cuối cùng có thể đạt đến con số không).
TS. Jesse F. Abrams, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: "Thông điệp quan trọng của bài viết này là chúng ta không thể tiếp tục gây ô nhiễm đại dương và hy vọng công nghệ sẽ giải quyết được tình trạng này. Ngay cả khi chúng ta có thể thu gom tất cả nhựa trong các đại dương, thì thực sự khó tái chế, đặc biệt là nếu các mảnh nhựa trôi nổi trong một thời gian dài và bị phân ra hoặc tích tụ sinh học. Các giải pháp chính khác là chôn hoặc đốt chất thải nhựa, nhưng chôn lấp có thể gây ô nhiễm mặt đất và đốt cháy dẫn đến phát thải thêm CO2 vào khí quyển".
Các sáng kiến cá nhân đề xuất thu gom nhựa từ đại dương và sông hồ gần đây đã được quan tâm. Ví dụ, kế hoạch Ocean Cleanup nhằm làm sạch "tảng rác Thái Bình Dương" trong 20 năm tới bằng cách sử dụng các rào chắn nổi dài 600m để thu gom nhựa để tái chế hoặc đốt trên đất liền.
Nghiên cứu mới đã phân tích tác động của việc triển khai sử dụng 200 thiết bị loại này, hoạt động không ngừng trong 130 năm qua từ năm 2020 đến năm 2150. Trong kịch bản này, các mảnh nhựa trôi nổi trên toàn cầu sẽ giảm 44.900 tấn, chỉ hơn 5% tổng số mảnh nhựa trên toàn cầu theo ước tính vào cuối giai đoạn đó.
TS. Sönke Hohn, một trong các tác giả nghiên cứu cho biết: "Tác động dự kiến của cả thiết bị đơn và thiết bị đa dạng là rất khiêm tốn so với lượng nhựa liên tục đổ xuống đại dương. Tuy nhiên, những thiết bị này cũng có chi phí sản xuất và bảo trì tương đối đắt đỏ tính trên mỗi đơn vị nhựa được loại bỏ".
Khi hầu hết nhựa đổ xuống đại dương qua các con sông, các tác giả cho rằng "ngăn chặn hoàn toàn" tình trạng ô nhiễm nhựa ở đại dương bằng các rào chắn lũ, đặc biệt là trong các dòng sông gây ô nhiễm chính, có thể ngăn chặn gần như toàn bộ tình trạng ô nhiễm mà họ dự đoán trong ba thập kỷ tới. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của các con sông lớn đối với hoạt động vận tải toàn cầu, nên không thể lắp đặt các rào chắn lũ này trên quy mô lớn.
Do khó khăn trong việc tái chế và các tác động tiêu cực của việc chôn hoặc đốt nhựa, nên việc giảm xử lý và tăng tỷ lệ tái chế là rất cần thiết để giải quyết tình trạng ô nhiễm đại dương. "Nhựa là vật liệu cực kỳ linh hoạt với nhiều ứng dụng công nghiệp và tiêu dùng, nhưng chúng ta cần tìm kiếm các lựa chọn thay thế bền vững hơn và suy nghĩ lại về cách chúng ta sản xuất, tiêu thụ và vứt vỏ nhựa", GS. Agostino Merico, thuộc Trung tâm nhiệt đới Leibniz nói.
Nguồn: Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia