Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hiện ra một quá trình gọi là “hiệu ứng quang phân tử” lần đầu tiên chứng minh rằng nước có thể bay hơi không cần nguồn nhiệt, mà chỉ sử dụng ánh sáng.

Nghiên cứu này cũng giải đáp bí ẩn 80 năm qua về lý do các đám mây hấp thụ ánh sáng mặt trời theo cách xem ra thách thức các định luật vật lý. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học và chuyên gia về khí hậu đã tỏ ra bối rối về sự khác biệt giữa cách các đám mây hấp thụ nhiều ánh sáng hơn lý thuyết đưa ra.

Nghiên cứu mô tả cách các nhà khoa học thực hiện 14 thí nghiệm cực kỳ chính xác để chứng minh rằng các photon từ quang phổ ánh sáng khả kiến có thể “tách rời” các cụm phân tử nước tiếp xúc với không khí. Ngoài ra, hiệu ứng quang phân tử không chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm mà còn phổ biến trong tự nhiên.

Xiulin Ruan, giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Đại học Purdue và là một trong số các tác giả nghiên cứu cho rằng: “Phát hiện về hiện tượng bay hơi do ánh sáng thay vì nhiệt, cung cấp tri thức mới đột phá về tương tác của nước nhẹ (light water). Qua đó, chúng ta có thể hiểu về cách ánh sáng mặt trời tương tác với mây, sương mù, đại dương và các vùng nước tự nhiên khác để tác động đến thời tiết và khí hậu. Nghiên cứu này nằm trong số ít các khám phá mang tính cách mạng không được chấp nhận rộng rãi bởi cộng đồng ngay lập tức nhưng phải mất thời gian, đôi khi rất lâu mới được xác nhận”.

Khám phá ra hiện tượng bay hơi nước do ánh sáng, có thể tác động đến mọi thứ, từ tính toán biến đổi khí hậu đến dự báo thời tiết, đồng thời mở ra những ứng dụng thực tế mới cho những lĩnh vực như năng lượng và sản xuất nước sạch. Theo các nhà nghiên cứu, các ứng dụng ban đầu có thể sẽ xuất hiện trong các hệ thống khử muối bằng năng lượng mặt trời, cho phép sản xuất nước ngọt hiệu quả hơn các kỹ thuật hiện có.

Nguôn:Từ trang web:vista.gov.vn của cục thông tin KH&CN quốc gia