Một nghiên cứu mới được thực hiện trên năm quốc gia châu Âu là thử nghiệm có kiểm soát ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của việc can thiệp phục hồi chức năng thính giác và thị giác kết hợp cho những người mắc chứng mất trí sống tại nhà lớn nhất cho đến nay. Công trình nghiên cứu mới do Trinity College và Viện Sức khỏe Não bộ Toàn cầu (GBHI) dẫn đầu đã được công bố trên tạp chí Healthy Longevity của The Lancet.

Thử nghiệm SENSE-Cog nêu bật yêu cầu cấp thiết trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe thính giác và thị giác ở những người mắc chứng mất trí và cho thấy tác động tích cực trong ngắn hạn của các can thiệp về thính giác và thị giác này đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân.

Nghiên cứu là thử nghiệm có kiểm soát ngẫu nhiên về phục hồi chức năng thính giác và thị giác cho những người mắc chứng mất trí tại năm quốc gia trên khắp châu Âu (Síp, Pháp, Hy Lạp, Ireland và Vương quốc Anh). Thử nghiệm đã đánh giá tác động lâm sàng của Phương pháp can thiệp hỗ trợ cảm giác (SSI) có thiết kế riêng đến quá trình phục hồi thính giác và thị lực nâng cao chất lượng cuộc sống (QoL) và các kết quả khác ở những người mắc chứng mất trí nhớ nhẹ đến trung bình, trong đó đồng thời cả các khó khăn về cảm giác.

Can thiệp cho thấy những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự khác biệt về chất lượng cuộc sống giữa những người được can thiệp và những người không được can thiệp không rõ ràng trong thời gian dài do đó cần nghiên cứu thêm vấn đề này.

Nghiên cứu chỉ ra các tình trạng khó khăn về cảm giác phổ biến ở những người mắc chứng mất trí nhớ, ảnh hưởng đến 70% dân số này. Những khó khăn này nếu không được giải quyết có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm nhận thức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Có rất ít nghiên cứu về các can thiệp trên thực tế đối với vấn đề này như không dùng thuốc đối với chứng mất trí nhớ ở các khu vực có ngôn ngữ và hệ thống y tế khác nhau. Khi Châu Âu chuẩn bị triển khai các liệu pháp nhắm mục tiêu amyloid mới cho bệnh Alzheimer, những phát hiện của nghiên cứu này làm nổi bật tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu các can thiệp không dùng thuốc, đặc biệt là đối với những người mắc chứng mất trí nhớ tiến triển hoặc các dạng bệnh không phải Alzheimer, những người có thể không được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị mới này.

Giáo sư Iracema Leroi, nhà nghiên cứu chính trong nghiên cứu của Viện Sức khỏe Não bộ Toàn cầu và Trường Cao đẳng Trinity - Đại học Dublin, nhấn mạnh "những kết quả này rất hứa hẹn và cho thấy rằng các biện pháp can thiệp nhỏ, tiết kiệm chi phí như máy trợ thính và kính mắt có thể tác động đến chất lượng cuộc sống của những người mắc chứng mất trí. Các nghiên cứu này ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục hỗ trợ các biện pháp can thiệp không dùng thuốc trong chứng mất trí như là các lĩnh vực quan trọng cần nghiên cứu thêm”.

Brian Lawlor, giáo sư về tâm thần học người cao tuổi Conolly Norman và là giám đốc cơ sở của Viện Sức khỏe Não bộ Toàn cầu, Cao đẳng Trinity Dublin, cho biết: "Những khó khăn về thính giác và thị giác ở những người mắc chứng mất trí vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên nhằm tìm hiểu liệu việc can thiệp thính giác và thị giác có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc chứng mất trí nhớ hay không và chứng minh rằng có thể phát triển và cung cấp can thiệp như vậy ngay cả trong đại dịch COVID-19. Những dấu hiệu ảnh hưởng ban đầu đến chất lượng cuộc sống cần được cải thiện nhấn mạnh nhu cầu cần nghiên cứu sâu hơn vào lĩnh vực quan trọng này".

Đây là thử nghiệm có sự đối chứng ngẫu nhiên đầu tiên về tăng cường phục hồi thính giác và thị giác ở những người mắc chứng mất trí nhớ nhẹ đến trung bình, cung cấp bằng chứng tốt nhất cho đến nay về các can thiệp này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan đến chứng mất trí nhớ trong thời gian ngắn hơn. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần có thêm bằng chứng để hiểu tác động đến nhận thức, các triệu chứng thần kinh và vai trò của những người chăm sóc trong gia đình.

Nghiên cứu kêu gọi tiếp tục nỗ lực để phát triển và tinh chỉnh các chiến lược không dùng thuốc nhằm giải quyết các nhu cầu phức tạp cho những người mắc chứng mất trí nhớ, bảo đảm có được phương pháp tiếp cận toàn diện trong việc chăm sóc họ.

                          Nguồn: P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com//, 10/2024