Theo một nghiên cứu mới, những người sống trong các khu dân cư nghèo khó có khả năng thụ thai thấp hơn khoảng 20%.
Làm thế nào để giải thích rằng một số cặp vợ chồng thụ thai một đứa trẻ dễ dàng trong khi những người khác buộc phải dùng đến các phương pháp điều trị sinh sản hoặc hỗ trợ sinh sản về mặt y tế (PMA)? Có nhiều yếu tố tác động, chẳng hạn như tuổi của cha mẹ tương lai, tiếp xúc với chất ô nhiễm, tiền sử gia đình hoặc bệnh béo phì… Nhưng một yếu tố khác cũng cần được xem xét: nơi bạn sinh sống.
Theo một nghiên cứu mới từ Đại học Bang Oregon. Được công bố trên JAMA Open Network, những người sống trong các khu dân cư thiếu thốn về kinh tế xã hội có khả năng thụ thai một đứa trẻ thấp hơn khoảng 20% trong một chu kỳ kinh nguyệt nhất định, so với những người sống trong các khu dân cư giàu có hơn.
Các nhà nghiên cứu đã biết rằng, có thể dự đoán tuổi thọ tổng thể dựa trên các yếu tố như thu nhập, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ việc làm, trình độ học vấn và khả năng tiếp cận nước uống. Mary Willis, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, khái niệm cho rằng khu vực sinh sống ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Ngay cả trước khi thụ thai, có thể có những điều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa tỷ lệ sinh và nơi cư trú, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 6.356 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 45, cố gắng thụ thai mà không cần điều trị sinh sản, từ năm 2013 đến 2019. Những người tham gia nghiên cứu đã hoàn thành các cuộc khảo sát trực tuyến 8 tuần một lần trong tối đa 12 tháng, trả lời các câu hỏi về đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng mang thai. Trong thời gian nghiên cứu, 3.725 trường hợp mang thai đã được ghi nhận. Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh dữ liệu này với chỉ số khu vực sinh sống, các chỉ số nguồn lực kinh tế xã hội của khu vực, đặc biệt là trình độ học vấn, nhà ở, việc làm và nghèo đói.
Họ phát hiện ra rằng những người tham gia từ các khu dân cư thiếu thốn nhất theo xếp hạng quốc gia đã giảm 19-21% khả năng sinh sản so với những người từ các khu dân cư ít thiếu thốn nhất. Dựa trên bảng xếp hạng quốc gia, những khu dân cư thiếu thốn nhất có mức sinh giảm 23-25% so với những khu vực ít thiếu thốn nhất.
Mary Willis chỉ ra rằng: "Chúng tôi nhận được kết quả tương tự ở cấp quốc gia và cấp tiểu bang thực sự cho thấy rằng sự thiếu thốn của khu vực sinh sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, bao gồm cả khả năng sinh sản". Theo Mary Willis, tiếp cận nghiên cứu khả năng sinh sản từ quan điểm cư trú có thể giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa vô sinh nói chung, đặc biệt vì các phương pháp điều trị sinh sản đắt tiền và thường chỉ những gia đình có nguồn lực quan lớn mới tiếp cận được.
Đầu tư vào các vùng khó khăn cũng cần thiết để hạn chế chênh lệch kinh tế xã hội và do đó tăng khả năng sinh sản của những cư dân mong muốn có con.