Khói cháy rừng có thể tệ hơn đối với sức khỏe não bộ so với các loại ô nhiễm không khí khác, theo một nghiên cứu mới liên kết nó với nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tăng cao.

Những phát hiện được báo cáo tại Hội nghị quốc tế của Hiệp hội Alzheimer ở ​​Philadelphia, được đưa ra khi hàng triệu người đã trải qua cuối tuần dưới cảnh báo về chất lượng không khí do khói từ các vụ cháy rừng trên khắp miền tây Hoa Kỳ.

Vấn đề là các hạt bụi mịn hay PM2.5, các hạt nhỏ hơn khoảng 30 lần so với đường kính của một sợi tóc người có thể hít sâu vào phổi và di chuyển vào máu. Ô nhiễm này, từ giao thông, nhà máy và hỏa hoạn, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh về tim và phổi, nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy nó cũng có thể đóng một số vai trò trong chứng mất trí nhớ.

Các nhà khoa học đã theo dõi hồ sơ sức khỏe của 1,2 triệu người lớn tuổi ở Nam California trong giai đoạn 2009-2019. Họ đã sử dụng dữ liệu giám sát chất lượng không khí và các dữ liệu khác để ước tính mức độ phơi nhiễm PM2.5 tại nơi ở trong ba năm do khói cháy rừng hoặc các nguyên nhân khác.

Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Washington và Pennsylvania kết luận, nghiên cứu phát hiện thấy tỷ lệ chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ mới tăng khoảng 21% cho mỗi 1 microgam tăng trong nồng độ các hạt từ cháy rừng. So với mức tăng 3% cho mỗi 3 microgam tăng trong các hạt không phải qua cháy rừng.

Giám đốc khoa học của Hiệp hội Alzheimer Maria Carrillo cho biết: Không rõ tại sao lại có sự khác biệt. Nhưng với tình trạng cháy rừng ngày càng gia tăng, điều này cần được nghiên cứu thêm. Đặc biệt cần cân nhắc đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, dạng mất trí phổ biến nhất, cao hơn đối với những nhóm dân số có thu nhập thấp, những người có thể gặp khó khăn hơn trong việc tránh không khí không lành mạnh. Các cảnh báo về sức khỏe khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà khi chất lượng không khí kém nhưng "có rất nhiều người không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở nhà hoặc làm việc bên ngoài.

Nguồn:Từ trang web:vista.gov.vn.của cục thông tinKH&CN quốcgia