Thử nghiệm đầu tiên trên người về loại thuốc tái tạo răng, sẽ được tiến hành vào tháng 9 tới, chưa đầy một năm sau khi thuốc được sử dụng thành công trên động vật. Loại thuốc mới có triển vọng được thương mại hóa sớm nhất là vào năm 2030.

 

Thử nghiệm dự kiến diễn ra tại Bệnh viện Đại học Kyoto trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 8 năm 2025, sẽ điều trị cho 30 nam giới trong độ tuổi từ 30-64 bị thiếu ít nhất một chiếc răng hàm. Phương pháp điều trị bằng đường tĩnh mạch sẽ xem xét về hiệu quả điều trị đối với răng của người, sau khi phương pháp này kích thích răng mới mọc lại thành công trên mô hình chồn sương và chuột  mà không gây tác dụng phụ đáng kể.

Sau giai đoạn đầu kéo dài 11 tháng, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm thuốc trên những bệnh nhân từ 2-7 tuổi bị mất ít nhất 4 răng do khiếm khuyết răng bẩm sinh. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét mở rộng sang những người bị mất răng một phần hoặc những người bị mất từ ​​​​1 đến 5 răng vĩnh viễn do yếu tố môi trường. Tỷ lệ mắc bệnh về răng này khác nhau tùy theo từng quốc gia, nhưng ước tính có khoảng 5% người Mỹ bị mất răng với tỷ lệ mắc cao hơn nhiều ở người lớn tuổi.

Bản thân thuốc sẽ vô hiệu hóa protein từ gen-1 liên quan đến độ nhạy tử cung (USAG-1), ngăn chặn sự phát triển của răng. Việc ngăn chặn tương tác giữa USAG-1 với các protein khác sẽ khuyến khích truyền tín hiệu protein hình thái xương (BMP), từ đó, kích hoạt tạo ra xương mới. Nhờ vậy, những chiếc răng mới mọc lên trong miệng của chuột và chồn sương, những loài có đặc tính USAG-1 giống như con người.

Katsu Takahashi, một trong số các tác giả đã nghiên cứu hiện tượng tái tạo răng từ năm 2005 và hy vọng phương pháp điều trị này sẽ không chỉ dành cho tình trạng mất răng bẩm sinh mà còn dành cho bất kỳ ai bị mất răng ở mọi lứa tuổi. Nếu thành công, liệu pháp này có thể được áp dụng cho những bệnh nhân bị mất răng vĩnh viễn trong vòng sáu năm.

Nguồn :từ trang web:vista.gov.vn.của cục thông tin KH&CN quốc gia