Các nhà khoa học khi điều tra phương thức hoạt động của mô mỡ nâu, một loại mỡ đặc biệt trong cơ thể được bật (kích hoạt) khi bị lạnh, đã tạo ra một khám phá có thể phân nhánh trong điều trị ung thư. Đột phá này tập trung vào cách cơ thể chuyển hóa glucose, một nguồn nhiên liệu quan trọng mà chúng cần để phát triển, và gợi ý về khả năng nhiệt độ lạnh có thể giúp bỏ đói các tế bào khối u.

 

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Karolinska của Thụy Điển, tập trung vào chất béo có tên gọi là chất béo nâu. Khác biệt với chất béo trắng có vai trò dự trữ năng lượng bổ sung dưới dạng lipid để hình thành các lớp mỡ tích tụ quanh vùng hông và vòng eo dẫn đến bụng bị béo mỡ hay còn gọi bụng bia, chất béo nâu dễ dàng đốt cháy năng lượng để giữ ấm cho cơ thể ở nhiệt độ lạnh hơn.

Ý nghĩ đằng sau nghiên cứu mới này là khám phá ra cách thức kích hoạt của chất béo nâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u, vốn chủ yếu dựa vào glucose. Các thí nghiệm bắt đầu với các mô hình chuột mắc các bệnh ung thư khác nhau, cho tiếp xúc với cả nhiệt độ lạnh và nhiệt độ ấm. Kết quả cho thấy, những con chuột được giữ trong phòng nhiệt độ 4 độ C (39,2 độ F) có các biểu hiện phát triển khối u chậm hơn nhiều và sống lâu hơn gần gấp đôi so với những con chuột nuôi nhốt trong phòng nhiệt độ 30 độ C (86 độ F).

Các phân tích các mô, phản ứng tế bào và chuyển hóa glucose cho thấy, nhiệt độ lạnh hơn đã thúc đẩy sự hấp thu đáng kể glucose trong mô mỡ nâu. Trong khi đó, các tín hiệu glucose hầu như không phát hiện thấy trong các tế bào khối u. Khi theo dõi các thử nghiệm mà trong đó các nhà khoa học loại bỏ chất béo nâu hoặc cản trở chức năng của chất béo nâu thì về cơ bản cho thấy điều này đã triệt tiêu tác dụng chống ung thư của việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các khối u phát triển với tốc độ bình thường.

Tác dụng tương tự khi cho chuột sử dụng đồ uống có đường

Giáo sư Yihai Cao, tác giả nghiên cứu cho biết: “Thật thú vị, đồ uống nhiều đường dường như cũng xóa bỏ tác dụng của nhiệt độ lạnh lên tế bào ung thư, cho thấy việc hạn chế cung cấp glucose là một trong những phương pháp quan trọng nhất để ức chế khối u”.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số bằng chứng cho thấy tác dụng tương tự có thể xảy ra ở người. Các thí nghiệm tiếp theo liên quan đến một nhóm nhỏ các đối tượng khỏe mạnh và một bệnh nhân bị ung thư cũng cho những kết quả tương tự, sự hấp thụ glucose trong các tế bào khối u thấp hơn ở nhiệt độ thấp hơn, khoảng 22 độ C (71,6 độ F).

Yihai Cao cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng mô mỡ nâu được kích hoạt khi bị lạnh ở chuột sẽ hấp thu glucose cạnh tranh với khối u và nó có thể hỗ trợ ức chế sự phát triển của khối u. Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể là một cách tiếp cận mới đầy hứa hẹn cho liệu pháp điều trị ung thư, mặc dù điều này cần được xác nhận trong các nghiên cứu lâm sàng lớn hơn”.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature gần đây.