Các món ăn vặt dễ làm, thơm ngon hấp dẫn sẽ khiến bạn thích thú. Nó không những giúp bạn thỏa mãn “chiếc bụng đói” mà còn cải thiện tâm trạng, tinh thần tỉnh táo. Đặc biệt nếu bạn là người có "tâm hồn mê ăn uống" thì các món ăn vặt như thú vui thư giãn, giải trí.

 

Lựa chọn những món ăn vặt vừa bổ dưỡng vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe là điều bạn cần quan tâm. Một số gợi ý các món ăn nhẹ vừa tốt vừa kiểm soát lượng đường hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo dưới đây hy vọng sẽ hữu ích, đặc biệt đối với người tiền tiểu đường, tiểu đường.

Sữa chua không đường: Sữa rất giàu canxi, protein và các chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe. Sữa chua không đường vừa giúp đảm bảo đường huyết không bị dao động, vì chứa nhiều vi khuẩn lactic có lợi nhất định cho sức khỏe đường tiêu hóa, rất thích hợp cho người trung niên và người có đường huyết cao.

Hạt điều, óc chó: Các loại hạt này rất giàu axit béo không bão hòa như axit linolenic, cũng như giàu vitamin và khoáng chất. Có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe đặc biệt người bị bệnh tiểu đường. Hạt điều rất giàu chất xơ, quả óc chó rất giàu crom, có thể thúc đẩy độ nhạy insulin,... Do đó, các loại hạt có thể được sử dụng một cách điều độ.

Trái cây ít đường: Trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ nhất định, có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng cảm giác thèm ăn và giúp duy trì axit trong cơ thể. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây: Kiwi, táo, dâu tây, bưởi, cam..., một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.

Táo thái lát + bơ đậu phộng: Táo là một nguồn cung cấp chất sơ, polyphenol, vitamin B, C và kali, carbohydrate dồi dào dưới dạng đường tự nhiên. Ăn táo kèm bơ đậu phộng cung cấp nhiều vitamin E, magie và mangan, giàu chất xơ bổ sung protein giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Phô mai Cottage + Đào: Phô mai nhỏ, đặc biệt là loại ít chất béo, là một nguồn protein tuyệt vời, khi kết hợp với trái cây như đào chứa nhiều kali, vitamin A và C, loại trái cây chủ lực mùa hè này cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm viêm và cải thiện tiêu hóa, có thể giúp tăng lượng chất xơ và ổn định lượng đường trong máu.

Hạnh nhân + cam: Cam là một loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao. Hạnh nhân cũng cung cấp chất xơ, cũng như protein và chất béo lành mạnh.

Sữa chua + việt quất: Sữa chua nguyên chất, không béo hoặc sữa chua Hy Lạp thực sự có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức thấp, vì chúng chứa nhiều protein và ít carbs. Khi kết hợp sữa chua này với quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ.

- Hummus + cà rốt: Cà rốt là một loại rau ít tinh bột có thể thêm vào cũng với sốt Hummus - cung cấp một nguồn protein, đậu gà - thành phần nổi tiếng trong món hummus - còn chứa chất béo lành mạnh. Những chất béo này giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbs, cho phép đường được giải phóng vào máu với tốc độ ổn định hơn.

Bắp rang không bơ đường: Món ăn vặt có hàm lượng calo thấp: 8g bắp rang chỉ chứa khoảng 30 calo. Nhờ vậy mà hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm lượng đường máu và điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

Trứng luộc: Theo các chuyên gia, trứng luộc chứa hàm lượng protein cao có tác dụng giữ cho đường huyết không tăng mạnh sau khi ăn. Ăn trứng còn mang lại cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn sau đó nên rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Mỗi khi đói, bạn nên ăn 1 quả trứng luộc sẽ giúp hạn chế nguy cơ thừa cân và các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Salad cá ngừ: Một hộp cá ngừ đóng gói không có đường trộn với một ít mayonnaise, cần tây cắt nhỏ, cà rốt và dưa chua là bạn đã có món salad cá ngừ. Bạn có thể ăn kèm với bánh quy ngũ cốc nguyên hạt hoặc một miếng bánh mì nguyên hạt

Quả ô liu: Ô liu chứa chất béo lành mạnh, sắt, chất xơ và vitamin và có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm. Khẩu phần ăn một cốc ô liu đen chỉ chứa 8 gram carbs, 0 gram đường và 8 mg sắt.