Cá rô phi là đối tượng nuôi quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam và được chính phủ và Bộ nông nghiệp chỉ định là đối tượng nuôi chủ lực, được tạo điều kiện mở rộng quy mô nuôi và tăng sản lượng để phục vụ chế biến và xuất khẩu. Năm 2018 xuất khẩu cá rô phi đạt 7,900 tấn và đạt 15,3 triệu USD, năm 2019, xuất khẩu cá rô phi đạt hơn 8,000 tấn với kim ngạch 16 triệu USD. Với sự phát triển liên tục, dự kiến diện tích nuôi năm 2020 tăng lên 33,00 ha và 1,5 triệu m3 nuôi lồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu nâng sản lượng cá rô phi từ 225.000 tấn (2017) lên 400.000 tấn vào 2030, ở thời điểm này diện tích nuôi có thể tăng lên 40,000 ha và 1,8 triệu m3 nuôi lồng. Tổng cục Thủy sản cũng định hướng phát triển cá rô phi thành ngành hàng sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh cao, hình thành vùng nguyên liệu lớn ở các hồ chứa, vùng nuôi tập trung đặc biệt là nuôi lồng trên sông hồ và thâm canh ở các vùng đồng bằng, trong đó rô phi là đối tượng nuôi thủy sản chủ lực của Miền Bắc (Tổng Cục Thủy sản, 2020).

Mặc dù là đối tượng dễ nuôi và có sức kháng bệnh tốt, tuy nhiên với sự phát triển ngày càng mạnh của ngành thủy sản, việc thâm canh hóa ngày càng tăng, kèm theo đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường, giao thương con giống giữa các quốc gia ngày càng mạnh làm cho dịch bệnh thủy sản ngày càng diễn biến phức tạp, trong đó cá rô phi là một trong những loài có nhiều bệnh nhất ở các loài nuôi nước ngọt hiện nay. Dịch bệnh có tính lan truyền mạnh, qua nhiều con đường giữa các quốc gia có chung đối tượng nuôi thủy sản. Trong đó, nếu cá bị bệnh A. hydrophila trong quần đàn và không xử lý kịp thời, tỷ lệ chết trong đàn có thể lên tới 40-60%, nếu bị bội nhiễm tỷ lệ chết có thể lên đến 80%. Mặc dù bệnh đang gây ra nhiều thiệt hại cho cá rô phi nuôi tại Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính sinh học, độc lực, tình trạng kháng kháng sinh và các phác đồ điều trị còn khá khiêm tốn. Do vậy, việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn và gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người nuôi. Với bệnh do Edwardsiella ictaluri, đây là một trong những đối tượng gây bệnh nguy hiểm ở cá rô phi được báo cáo ở Mỹ năm 2012 và lần đầu phát hiện tại Miền Bắc Việt Nam năm 2016. Khi cá bị bệnh, cơ quan nội tạng bị hoại tử do vậy ngoài ảnh hưởng đến năng xuất do tỷ lệ sống giảm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt và mẫu mã sản phẩm khi tiêu dùng nội địa và đặc biệt là phục vụ xuất khẩu.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn về bệnh cá rô phi ngày càng phức tạp, trong đó bệnh xuất huyết và hoại tử nội tạng do vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri đang diễn ra gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người nuôi cần có các nghiên cứu kịp thời để cung cấp cho người nuôi và các nhà quản lý thủy sản. Vì vậy, TS. Trương Đình Hoài cùng nhóm nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh trên cá rô phi do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila gây ra” với mục tiêu cung cấp thông tin dịch bệnh, cơ sở dữ liệu về đặc tính mầm bệnh, một số đặc điểm dịch tễ và tình trạng kháng kháng sinh để cung cấp thông tin hỗ trợ ng tác phòng chống dịch bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila gây ra trên cá rô phi mang lại hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi và giúp nghề nuôi cá rô phi phát triển bền vững.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1) Đã tiến hành điều tra, hoàn thiện phân tích số liệu về tính hình nuôi, quản lý, phòng chống dịch bệnh và tình hình dịch dịch bệnh do vi khuẩn A. hydrophila và E. ictaluri từ 270 hộ nuôi ở khu vực phía Bắc.

2) Đã thu được số lượng lớn mẫu bệnh (776 mẫu cá rô cá nghi nhiễm A. hydrophila, 479 mẫu cá rô phi nghi nhiễm E. ictaluri phi thu từ ao/lồng nuôi có bị bênh) trong quá trình điều tra và mẫu đột xuất trong suốt quá trình nghiên cứu. Đánh giá sơ bộ đặc điểm và dấu hiệu lâm sàng của bệnh.

3) Tổng số 187 chủng vi khuẩn nghi A. hydrophila và 128 chủng E. ictaluri đã phân lập và nuôi cấy thuần trên môi trường Rimler-Shotts (RS), TSA. Sau quá trình lựa chọn ngẫu nhiên, phân tích, giải trình tự các gen đặc hiệu, giám định bằng kỹ thuật PCR đã chọn lựa được 34 chủng A. hydrophila và 31 chủng E. ictaluri phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu, trong đó gen 16S-rRNA, gyrB, rpoB của 12 chủng vi khuẩn đã được đăng ký lên ngân hàng genbank. Sau khi có kết quả giám định bằng PCR, các đặc điểm lâm sàng của những mẫu dương tính đã được tổng hợp và so sánh với những mẫu nghi nhiễm và đưa ra các đặc điểm bệnh lý của bệnh để xây dựng thẻ bệnh.

4) Tổn thương vi thể chủ yếu trên 30 cá rô phi nhiễm vi khuẩn A. hydrophila và 30 mẫu cá rô phi nhiễm E. ictaluri có dấu hiệu đốm trắng nội tạng điển hình đã được phân tích cụ thể và rút ra được đặc điểm bệnh lý vi thể chủ yếu của từng bệnh

5) Giá trị LD50 của 06 chủng vi khuẩn A. hydrophila và 6 chủng vi khuẩn E. ictaluri đã được xác định thông qua các thí nghiệm cảm nhiễm, trong đó các chủng E. ictaluri đang lưu hành tại Miền Bắc có độc lực rất cao.

6) Các đặc tính sinh hóa, độc lực của các chủng vi khuẩn đã được thử nghiệm và đánh giá là ổn định qua 10 đời cấy chuyển, các yếu tố môi trường phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn đã được xác định thành ng. Trong đó, A. hydrophila có khả năng sống sót và phát triển ở khoảng nhiệt độ 15-40°C, độ mặn 0-65‰; pH 5-9,5 nhưng khoảng phù hợp là nhiệt độ 25-30°C, độ mặn 0-40‰, pH 7-8. Vi khuẩn E. ictaluri phát triển được ở khoảng nhiệt độ 15-40°C, độ mặn 0-25‰, pH 5-9; phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25-30°C, độ mặn 0-5‰, pH 7-8.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20208/2022) tại Cục Thông tin khoa học và ng nghệ quốc gia.

Nguồn: Đ.T.V (NASATI)