Cùng với quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay, Chính phủ đang phải đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng trong việc tìm đủ nguồn tài chính để phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng nói chung theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế và gia tăng của dân số, nhu cầu đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu tu bổ những cơ sở hạ tầng đã được xây dựng lâu năm, nhu cầu mở rộng mạng lưới dịch vụ cho dân số mới tăng lên và nhu cầu đem lại dịch vụ cho những khu vực trước đây chưa được cung cấp hoặc được cung cấp chưa đầy đủ. Ở nước ta, dù có nhiều lợi thế nhưng thực tế việc khu vực tư nhân tham gia trong lĩnh vực môi trường còn khiêm tốn. Đối tác công tư PPP (Public - Private Partnership) là hình thức Nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án. Đây là khái niệm mới ở nước ta nhưng đã rất phổ biến trên thế giới.

https://www.vista.gov.vn/vn-uploads/news/2021_12/10-12-2021/4.jpg

Nhóm tác giả đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất cơ chế đối tác về bảo vệ môi trường - áp dụng thí điểm cho lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại do Cơ quan chủ trì Tổng cục Môi trường cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Dương Thanh An thực hiện mới mục tiêu nhằm nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về các nội dung liên quan đến đối tác công tư, xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực cho quản lý bảo vệ môi trường nói chung, chất thải nguy hại nói riêng; đánh giá kinh nghiệm quốc tế về cơ chế đối tác công tư, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; qua đó xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển cơ chế đối tác công tư trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại. Đề tài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về đối tác công tư; về xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực; nghiên cứu, phân tích các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật hiện hành về đối tác công tư, xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực cho bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng; tổ chức điều tra, đánh giá về thực tiễn, nhu cầu của các địa phương về hình thức đối tác công tư; tổ chức các cuộc họp chuyên gia, hội thảo khoa học về nhu cầu và đề xuất cơ chế đối tác công tư phù hợp cho bảo vệ môi trường và quản lý chất thải nguy hại.

Nội hàm PPP trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (PPPE) đề cập đến tính chất của mối quan hệ không phải là quan hệ mua bán mà là quan hệ đối tác, theo đó cả hai bên thỏa thuận cùng phối hợp thúc đẩy thực hiện dự án bảo vệ môi trường, cung ứng dịch vụ công về lĩnh vực môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp khác. Về tài chính, PPPE không chỉ nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân để bổ sung cho vốn đầu tư công, mà còn nhằm giảm chi ngân sách thông qua sử dụng đối tác tư nhân vào quản lý vận hành tiện ích và cung ứng dịch vụ công. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định khả năng và vai trò các bên liên quan và các đối tác trong quan hệ đối tác công tư trong quản lý CTNH, tăng cường quan hệ đối tác liên ngành để hỗ trợ cho một tầm nhìn dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu quản lý chất thải nói chung và quản lý CTNH nói riêng.

Nội dung nghiên cứu của đề tài là các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật hiện hành về đối tác công tư, xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực cho BVMT nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng; các kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, của một số quốc gia trên thế giới, trong đó ưu tiên các nước ASEAN, các nước thành công trong lĩnh vực đối tác công tư. Đồng thời, đề tài cũng tập trung nghiên cứu về nhu cầu về hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nguy hại của cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát, hoạt động tham vấn và hội thảo khoa học.

Với chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, các công ty tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm nghiên cứu đã tham gia với tư cách là các chủ thể cung ứng dịch vụ môi trường mới. Các hoạt động hợp tác quốc tế cũng được huy động tích cực vào lĩnh vực này. Sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước vào dịch vụ môi trường ngày càng nhiều là một xu hướng tích cực, phù hợp yêu cầu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, số này còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai, ứng dụng vì nhiều lý do như năng lực tài chính của các doanh nghiệp tư nhân có hạn, Nhà nước lại chưa có những cơ chế cụ thể nhằm tạo mọi điều kiện, nhất là về nguồn vốn.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, theo kinh nghiệm thế giới và xét điều kiện của Việt Nam, việc áp dụng mô hình hợp tác công - tư về bảo vệ môi trường (PPPE) là một trong những giải pháp khả thi: xây dựng quan hệ đối tác, mở rộng hình thức đối thoại, trao đổi đổi, phối hợp, tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi trường.

Trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng thành công mô hình hợp tác công - tư trong 20 năm qua, nhờ việc đưa ra các cơ chế, chính sách phù hợp về PPP, nhưng tại Việt Nam, hợp tác công tư vẫn còn mới mẻ, và hiện đang từng bước nghiên cứu và học tập kinh nghiệm thế giới cũng như thực hiện thí điểm mô hình theo một số quy chế riêng.

Nội hàm PPP trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (PPPE) đề cập đến tính chất của mối quan hệ không phải là quan hệ mua bán mà là quan hệ đối tác, theo đó cả hai bên thỏa thuận cùng phối hợp thúc đẩy thực hiện dự án bảo vệ môi trường, cung ứng dịch vụ công về lĩnh vực môi trường và các hoạt động bảo vệ 10 môi trường phù hợp khác. Về tài chính, PPPE không chỉ nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân để bổ sung cho vốn đầu tư công, mà còn nhằm giảm chi ngân sách thông qua sử dụng đối tác tư nhân vào quản lý vận hành tiện ích và cung ứng dịch vụ công.

Nhóm nghiên cứu của đề tài cũng đã sử dụng phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi, nhằm góp phần đánh giá nhu cầu của các địa phương, doanh nghiệp về hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại. Hoạt động điều tra, khảo sát trong quy mô của đề tài được tiến hành tại 07 tỉnh/thành phố với cùng số lượng mẫu nhất định và các đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên. Địa bàn khảo sát bao gồm 04 tỉnh miền Bắc (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh) và 03 tỉnh miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu). Đối tượng tham gia Khảo sát có thể xem như có tính đại diện tương đối cho ý kiến của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nghiên cứu. Và vì vậy, bức tranh về nhu cầu thực tiễn của các địa phương, doanh nghiệp về hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại là khá toàn diện, phản ánh sát thực tế.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu sâu rộng hơn về bảo vệ môi trường nói chung, đa dạng hóa các nguồn lực cho môi trường nói riêng và đặc biệt là nền tảng để tiếp tục triển khai nghiên cứu cơ chế đối tác công tư cho các loại hình quản lý khác trong lĩnh vực BVMT.Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005 nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải nguy hại cũng như thúc đẩy cơ chế PPP trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, áp dụng cho quản lý CTNH. Các đề xuất đã được cụ thể hóa trong một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014 như sau: Khoản 12 Điều 6, Điều 90, Điều 91, Điều 92, Điều 93, Điều 94 và Điều 150.