Bá Thị Châm là nhà nghiên cứu chuyên ngành hóa sinh tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam (VAST). Chị có nhiều bằng sáng chế và sản phẩm thực phẩm chức năng có
uy tín trên thị trường Việt Nam. Chị cũng là Phó Giám đốc của Công ty TNHH Công nghệ Cao
Hoàng Châu, Công ty mà chị cùng chồng thành lập vào năm 2013. Chị hướng đến mục tiêu phát
triển sự đa dạng của các loại cây thuốc bản địa Việt Nam và nâng cao nhận thức của cộng đồng về
lợi ích sức khỏe của chúng.

Ảnh: Bá Thị Châm và Nguyễn Thị Thúy Hường ở phòng nuôi cấy mô

bảo tồn nguồn gen cây thuốc Việt

Mẹ của chị là thầy thuốc đông y, bà chuyên sơ chế nguyên liệu, bốc thuốc theo bài cổ truyền cho
bệnh nhân. Từ đó, chị Châm luôn quan tâm đến thực vật và cô bắt đầu khám phá các tác dụng y,
dược học của thảo dược trong khi đang là sinh viên đại học (năm 1997 đến nay). Sau khi tốt nghiệp,
chị đã mang những thảo dược mà mẹ chị sử dụng đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu hoạt tính
sinh học và thành phần hóa học của chúng
Trong tương lai, chị Châm muốn mở rộng thị trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi
ích sức khỏe của các sản phẩm mà chị đã nghiên cứu bào chế. Chị ấy cũng đang tìm cách để tiếp
cận thị trường nước ngoài. Chị cho biết: “Tôi muốn xuất khẩu thảo dược của đất nước mình ra thế
giới vì đó là thế mạnh của đất nước tôi.”
Chị ấy hiện cũng đang nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho thú cưng để
đáp ứng nhu cầu của các công ty khác nhau.
Chị tham gia các buổi cố vấn của WIPO, bắt đầu từ tháng 6 năm 2023.
Nghiên cứu các lợi ích về sức khỏe của thảo dược

Chị nghiên cứu quy trình phát triển của cây, cùng với nông dân thu thập dược liệu và lấy mẫu thực
vật từ rừng. Chị đã tạo ra những sản phẩm thương mại đầu tiên của mình vào năm 2013 trước khi
thành lập Công ty Hoàng Châu (tên công ty lấy theo tên con trai đầu lòng của chị), cùng với chồng
chị là Hoàng Trọng Hiện (một cựu bác sĩ thú y). Công ty hiện đang làm việc với mười nhân viên
toàn thời gian và một số nhân viên làm theo hợp đồng khoán việc.

Ảnh: Bá Thị Châm

Nghiên cứu của chị tập trung vào việc tách chiết các chất có hoạt tính sinh học từ thảo dược và phân
tích tác dụng của chúng trong việc điều trị bệnh ở người. Những nghiên cứu này đã giúp chị sáng
tạo ra các phương pháp bào chế thảo dược và biến chúng thành các sản phẩm thương mại với các
chỉ tiêu chất lượng chính xác.
Các đặc tính tốt cho sức khỏe trong thực phẩm chức năng của chị đã được khoa học công nhận tại
Việt Nam và Bộ Y tế đã cấp phép cho tất cả các sản phẩm của chị.
Từ các vấn đề về đường, tiêu hóa đến chống cholesterol và viêm phế quản
Trong những năm qua, chị Châm đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại thực phẩm chức năng tốt
cho sức khỏe. Trong đó, Nanocurcumin Coptis giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày-ruột,
Gastroadisia chống viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày, Herbainsu giảm rối loạn chuyển hóa
đường và sản phẩm hỗ trợ viêm đại tràng mãn tính. Đồng thời Conacepts giúp giảm mệt mỏi, Ích
Phế Panaak giảm ho và hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm phổi.
Một số chế phẩm của cô ở dạng nano như nanocurcumin. Các tác dụng chống oxy hóa, chống viêm,
kháng vi khuẩn và chống ung thư của curcumin đã được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng và
tiền lâm sàng. Chị Châm giải thích, curcumin cở kích thước nano mang lại khả năng hấp thu tối đa
vào cơ thể, điều này giúp mang lại tác dụng chữa bệnh tối đa của chúng.

Ảnh: Bá Thị Châm

Cô cho biết, một số loại dược liệu rất khó nhân giống nên phải được nhân trong phòng thí nghiệm
bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Các loại dược liệu quý hiếm khác được trồng và bảo tồn tại vườn thuốc
của chị ở Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 60 km.
Tất cả các dược liệu mà chị sử dụng đều là cây bản địa. Chị cho biết, “tại thị trường Việt Nam, 80%
dược liệu đến từ Trung Quốc, tôi muốn phát triển thực vật Việt Nam và nâng cao nhận thức về lợi
ích sức khỏe của chúng đối với cộng đồng.”
Hoàng Châu có khoảng 20 sản phẩm thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường và sử dụng
khoảng 100 loại thảo dược khác nhau để sản xuất sản phẩm của mình. Một công ty khác mà chị
Châm đồng sáng lập và là cổ đông, Công ty Bát Phúc sản xuất tất cả sản phẩm của Hoàng Châu và
kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm. Bát Phúc không thương mại hóa sản
phẩm.
Các chế phẩm được cấp bằng sáng chế và các thỏa thuận hợp tác
Các chế phẩm của chị Châm đã giành được năm bằng sáng chế giải pháp hữu ích, tất cả đều thuộc
sở hữu của Viện Hàn lâm KHCNVN. Sản phẩm của chị được thương mại hóa thông qua các thỏa
thuận hợp tác. Chị đang làm việc với mười công ty đối tác. Hai trong số đó chỉ thương mại hóa sản
phẩm của Hoàng Châu, trong khi tám công ty còn lại thương mại hóa các sản phẩm của chị và các
sản phẩm khác không phải chị Châm nghiên cứu. Chị nhận được phần trăm lợi nhuận từ doanh thu
và từ việc đào tạo nhân viên bán hàng của các công ty đối tác.
Chị cũng cung cấp các loại thảo dược đã bào chế cho các công ty muốn tạo ra các sản phẩm theo
công thức của riêng họ.
Sản phẩm của Hoàng Châu được tìm thấy ở các hiệu thuốc ở Việt Nam dưới dạng thực phẩm chức
năng, và chị Châm quảng bá sản phẩm của mình thông qua các hội chợ và triển lãm.
Nguồn: Dịch từ bài viết “Researcher Seeks to Conserve and Promote Native Medicinal Plants in
Viet Nam” của tác giả SAEZ Catherine – Phóng viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
đã phóng vấn và viết trong dịp tham dự “Triển lãm giới thiệu tài sản trí tuệ và kết quả ĐMST của
nữ trí thức Việt Nam” ngày 21 – 22/4/2023 tại Hà Nội.