Các nhà nghiên cứu của Khoa Phục hồi chức năng Trẻ em, Trung Quốc, đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong hệ vi khuẩn đường ruột của những trẻ đi ngủ sớm so với những trẻ thức khuya - trẻ đi ngủ sớm hệ vi khuẩn đường ruột đa dạng vi khuẩn hơn.

Các vi khuẩn có lợi như Akkermansia muciniphila có nhiều hơn ở những trẻ ngủ sớm. Đây là những vi khuẩn có liên quan đến việc duy trì sức khỏe đường ruột và có liên quan đến các chức năng nhận thức tốt.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ngủ đủ giấc giúp cải thiện thành tích học tập, tăng trưởng thể chất và có chỉ số BMI khỏe mạnh. Nghiên cứu hiện tại đã điều tra mối quan hệ giữa thói quen ngủ của trẻ em và hệ vi khuẩn đường ruột của chúng. Trong một bài báo có tiêu đề là "Đặc điểm của hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ em đi ngủ sớm so với trẻ em đi ngủ muộn", được công bố trên Scientific Reports, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen của các mẫu phân của 88 trẻ em khỏe mạnh trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi.

Những đứa trẻ này được chia thành hai nhóm dựa trên thời gian đi ngủ của chúng: những trẻ ngủ trước 9:30 tối và những trẻ ngủ sau giờ đó. Trong hơn hai tuần, nhật ký giấc ngủ đã ghi lại toàn bộ các yếu tố như thời gian đi vào giấc ngủ, số lần thức giấc vào ban đêm, hiệu quả giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ. Phân tích bộ gen cho thấy trẻ em đi ngủ sớm có nhiều vi khuẩn đường ruột có lợi hơn. Cụ thể, Akkermansia muciniphila phổ biến hơn đáng kể ở nhóm trẻ đi ngủ sớm.

Các loại vi khuẩn tăng cao khác ở những trẻ đi ngủ sớm bao gồm Holdemania filiformis, vi khuẩn Firmicutes CAG-95, Streptococcus sp. A12, Weissella confusa, Clostridium sp. CAG-253, Alistipes finegoldii và Eubacterium siraeum. Ngoài ra, mức độ nấm CAG-83 cao hơn ở nhóm đi ngủ sớm.

Ở cấp độ ngành và chi, ở nhóm đi ngủ sớm, Verrucomicrobia, Akkermansia, Holdemania và Firmicutes chưa được phân loại cho thấy sự phong phú hơn.

Phân tích tương quan giữa các số liệu về giấc ngủ và các loài vi khuẩn cho thấy Akkermansia muciniphila và Alistipes finegoldii có tương quan đồng biến với thời gian đi vào giấc ngủ. Clostridium sp. CAG-253 có tương quan nghịch biến với thời gian bắt đầu ngủ.

Alistipes finegoldii có tương quan đồng biến với tổng thời gian ngủ nhưng có tương quan nghịch biến với tần suất mơ và hiệu quả giấc ngủ. Có tương quan nghịch biến giữa Alistipes finegoldii, Akkermansia muciniphila và Holdemania filiformis liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Phân tích chuyển hóa cho thấy hoạt động tăng lên trong quá trình chuyển hóa axit amin và điều hòa chất dẫn truyền thần kinh ở những người ngủ sớm. Những con đường này rất quan trọng đối với chức năng và sự phát triển của não, gợi ý về mối quan hệ này có thể xảy ra với sức khỏe đường ruột và nhận thức. Những khác biệt về sự đa dạng loài và con đường chuyển hóa này cho thấy rằng các kiểu ngủ ảnh hưởng lớn đến hệ vi khuẩn đường ruột. Những phát hiện này có thể dẫn đến các can thiệp dược lý mới nhắm vào các rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.

                        Nguồn: P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/, 10/2024