Rung tâm nhĩ (AF hoặc AFib) là loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu hiện đã phát triển được một quy trình mới, hứa hẹn là một giải pháp thay thế an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cho các phương pháp phẫu thuật hiện nay được sử dụng để điều trị tình trạng này.

 

Ở người bị AF, các ngăn trên cùng của tim (tâm nhĩ) đập không đều hoặc "loạn nhịp", do đó máu không lưu thông và nó sẽ vào các ngăn dưới (tâm thất). AF có thể là tình trạng xảy ra một lần, không thường xuyên hoặc vĩnh viễn.

Điều quan trọng là AF dai dẳng phải được điều trị vì tâm nhĩ đập bất thường dễ hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể vỡ ra và lưu thông trong máu, nằm trong mạch máu não và gây ra đột quỵ. Cách điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc làm chậm hoặc “bình thường hóa” nhịp tim, thuốc làm loãng máu để giảm sự hình thành cục máu đông hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật, được gọi là triệt đốt các rối loạn nhịp tim sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông tim hay thường gọi là đốt điện, là một phương pháp điều trị hiệu quả cho AF có triệu chứng không đáp ứng với thuốc. Một ống dài, linh hoạt được đưa vào mạch máu của tim thông qua tĩnh mạch ở chân, cổ hoặc dưới xương đòn. Phương pháp truyền thống là phá bỏ bằng nhiệt, trong đó sử dụng nhiệt hoặc cực lạnh để phá hủy hoặc đốt các mô gây ra rối loạn nhịp tim, tạo ra mô sẹo giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim tái phát.

Một nghiên cứu quốc tế mới đã sử dụng các xung điện thay thế phương pháp truyền thống để cắt bỏ mô tim và họ phát hiện ra rằng nó cũng hiệu quả như phương pháp sử dụng năng lượng nhiệt trong điều trị AF. Hơn nữa, nó nhanh hơn và ít có nguy cơ biến chứng liên quan đến nhiệt hơn.

Được gọi là cắt bỏ trường xung, kỹ thuật này sử dụng các xung điện để tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào cơ tim, khiến các tế bào chết đi. Trước đây nó được sử dụng để điều trị ung thư bằng cách nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào khối u nhưng chỉ gần đây mới được coi là phù hợp để điều trị rối loạn nhịp tim.

Nghiên cứu được thực hiện tại 41 địa điểm ở 9 quốc gia: Mỹ, Canada, Úc, Áo, Bỉ, Pháp, Nhật Bản, Hà Lan và Tây Ban Nha. Những người bị AF không đáp ứng với điều trị bằng thuốc được tham gia vào nghiên cứu. Một nửa số người tham gia bị AF kịch phát, trong đó các đợt rối loạn nhịp tim tự chấm dứt và không kéo dài hơn một tuần, và một nửa bị AF dai dẳng, trong đó các đợt kéo dài ít nhất một tuần và không tự kết thúc.

Đầu tiên, các bác sĩ điều trị cho mỗi người tham gia để tích lũy kinh nghiệm sử dụng kỹ thuật cắt bỏ trường xung này trước khi thực hiện thêm 300 quy trình giữa tất cả các vị trí.

Trong số những người tham gia có AF kịch phát, 66% không có đợt AF nào trong khoảng thời gian từ 3 đến 12 tháng sau thủ thuật. Trong số những người có AF dai dẳng, 55% không có đợt AF nào trong cùng thời kỳ. Các tỷ lệ này phù hợp với kết quả đạt được bằng quá trình phá bỏ bằng nhiệt.

Có một tỷ lệ rất thấp các biến cố bất lợi liên quan đến thủ thuật trong mỗi nhóm tham gia so với phá bỏ bằng nhiệt, có thể gây tổn thương van tim và mạch máu.

Hơn nữa, quy trình cắt bỏ trường xung chỉ mất chưa đầy một giờ, nhanh hơn đáng kể so với phương pháp bằng nhiệt, thường mất hai giờ trở lên để hoàn thành. Tất cả những người tham gia đều có những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống.

Các nhà nghiên cứu lưu ý đến những hạn chế của nghiên cứu, khi không sử dụng nhóm đối chứng nào. Mặc dù cần có các nghiên cứu lớn hơn để xác nhận tính an toàn của quy trình, nhưng các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng sự an toàn và thành công của phương pháp cắt bỏ trường xung sẽ được cải thiện khi công nghệ tiến bộ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation.