Có khoảng 10% dân số ở các khu vực thu nhập cao như châu Âu và Hoa Kỳ được chẩn đoán bị mắc một hoặc nhiều rối loạn tự miễn dịch. Ví dụ như viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, bệnh xơ cứng hệ thống, bệnh lupus ban đỏ và bệnh tiểu đường loại I. Mặc dù nghiên cứu trước đó đã gợi ý mối liên quan giữa một số rối loạn này và nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nhưng cho đến bây giờ quy mô những các nghiên cứu này thường quá nhỏ và bị giới hạn ở các tình trạng bệnh lý tự miễn hoặc tim mạch được lựa chọn để đưa ra bằng chứng kết luận về sự cần thiết của việc phòng ngừa bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn.

Tại Đại hội thường niên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu, được tổ chức vào cuối tuần này ở Barcelona, ​​một nhóm nghiên cứu quốc tế do KU Leuven dẫn đầu đã trình bày kết quả của một cuộc điều tra dịch tễ học toàn diện về mối liên hệ có thể có giữa 19 rối loạn tự miện trong số các rối loạn tự miễn dịch phổ biến nhất và bệnh tim mạch. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh tim mạch phát triển thành bệnh tim mạch cao hơn đáng kể (từ 1,4 đến 3,6 lần tùy thuộc vào tình trạng tự miễn dịch) so với những người không bị rối loạn tự miễn dịch. Nguy cơ cao quá mức này có thể so sánh tương đương với bệnh tiểu đường loại 2, một yếu tố nguy cơ được biết rõ đối với bệnh tim mạch. Nghiên cứu này cũng lần đầu tiên chỉ ra rằng các nguy cơ tim mạch ảnh hưởng đến bệnh tự miễn dịch như một nhóm các rối loạn, chứ không chỉ là các rối loạn được lựa chọn riêng lẻ.

Trong bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Lancet, các tác giả đã chỉ ra nhóm 19 bệnh rối loạn tự miễn dịch mà họ đã nghiên cứu chiếm khoảng 6% các biến cố tim mạch. Điều quan trọng là, nguy cơ tim mạch cao quá mức có thể nhìn thấy trên toàn bộ phổ bệnh tim mạch, ngoài bệnh tim mạch vành cổ điển, bao gồm các rối loạn tim liên quan đến nhiễm trùng, viêm tim, cũng như rối loạn huyết khối và thoái hóa tim, cho nên tác động của tự miễn dịch đối với sức khỏe tim mạch có thể lớn hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu.

Hơn nữa, nguy cơ cao quá mức này không được giải thích bởi các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống như tuổi tác, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, huyết áp, BMI, hút thuốc, cholesterol và bệnh tiểu đường loại 2. Một phát hiện đáng chú ý khác đó là nguy cơ quá mức này đặc biệt cao ở những bệnh nhân bị rối loạn tự miễn dịch dưới 55 tuổi và điều này cho thấy bệnh tự miễn đặc biệt quan trọng gây ra bệnh tim mạch sớm, với khả năng làm mất cân xứng về số năm sống và tàn tật. 

Nghiên cứu này dựa trên hồ sơ sức khỏe điện tử của Clinical Practice Research Datalink (CPRD), Vương quốc Anh, một cơ sở dữ liệu lớn về dữ liệu bệnh nhân ẩn danh của khoảng 1/5 dân số Vương quốc Anh hiện tại. Trong số 22 triệu hồ sơ bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã tập hợp được một nhóm các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bất kỳ bệnh nào trong số 19 rối loạn tự miễn dịch. Sau đó, họ xem xét tỷ lệ mắc mới của 12 kết quả bệnh tim mạch với một mức độ chi tiết chưa từng có, thực hiện được nhờ phạm vi rất lớn của tập dữ liệu trong những năm tiếp theo và họ so sánh nó với một nhóm đối chứng phù hợp.

Nguy cơ phát triển bệnh tim mạch ở những bệnh nhân có một hoặc nhiều rối loạn tự miễn dịch cao hơn trung bình 1,56 lần so với những người không mắc bệnh tự miễn. Họ cũng phát hiện ra rằng nguy cơ cao quá mức tăng lên cùng với số các rối loạn tự miễn dịch khác nhau ở từng bệnh nhân. Trong số đó, các rối loạn có nguy cơ vượt quá mức cao nhất là bệnh xơ cứng rải rác toàn thân, bệnh Addison, bệnh lupus và bệnh tiểu đường loại 1.

Nathalie Conrad, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nguy cơ vượt quá mức tương đương với bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù chúng tôi có các biện pháp cụ thể nhắm vào bệnh nhân tiểu đường để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của họ (về mặt phòng ngừa và theo dõi), nhưng chúng tôi không có bất kỳ biện pháp tương tự nào đối với bệnh nhân bị rối loạn tự miễn dịch do đó chúng ta cần phải hành động”.

 Conrad cho biết hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch châu Âu về việc phòng ngừa các bệnh tim mạch chưa đề cập đến tự miễn dịch như một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch (hướng dẫn chỉ đề cập đến một số rối loạn cụ thể, như lupus), cũng như không liệt kê bất kỳ biện pháp phòng ngừa cụ thể nào cho bệnh nhân mắc bệnh tự miễn.

Conrad hy vọng nghiên cứu sẽ nâng cao nhận thức của các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch và các bác sĩ lâm sàng tham gia vào việc chăm sóc những bệnh nhân này, bao gồm nhiều chuyên khoa khác nhau như bác sĩ tim mạch, bác sĩ thấp khớp hoặc bác sĩ đa khoa.

Chúng ta cần phát triển các biện pháp phòng ngừa có mục tiêu cho những bệnh nhân này. Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn để giúp chúng ta hiểu tại sao bệnh nhân mắc chứng rối loạn tự miễn dịch lại phát triển các bệnh tim mạch cao hơn những bệnh nhân khác và cách chúng ta có thể ngăn chặn điều này xảy ra”.

“Giả thuyết chung là viêm mãn tính và hệ thống, là mẫu số chung của các rối loạn tự miễn dịch, có thể gây ra tất cả các loại bệnh tim mạch. Ảnh hưởng của bệnh tự miễn đối với các mô liên kết, mạch nhỏ và tế bào cơ tim, và có thể một số các phương pháp điều trị thường được sử dụng để điều trị bệnh tự miễn dịch cũng có khả năng góp phần vào nguy cơ tim mạch của bệnh nhân. Điều này thực sự cần được điều tra kỹ lưỡng”, Conrad nói.

Bác sĩ tim mạch John McMurray, Trường Đại học Glasgow, Vương quốc Anh, cũng cho biết, nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu dân số này cho thấy một loạt các rối loạn tự miễn dịch phổ rộng hơn nhiều so với những gì đã được công nhận trước đây có liên quan đến một loạt các vấn đề tim mạch khác nhau.

Ông cũng đề cập đến một giải pháp khả thi trong ngắn hạn đó là có thể ngăn ngừa một số vấn đề bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị sẵn có như statin.