Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược nghiên cứu, phát triển Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản I đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Trong 2 ngày tháng 3/2024, Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp
(COSTAS) thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn
thuộc Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH&CN phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I tổ chức lớp đào tạo tập huấn Online và Offline về “Sở
hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và Đàm phán hợp đồng
chuyển giao công nghệ”.

Toàn cảnh lớp đào tạo tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và Đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ”.
Phát biểu khai mạc, ông Bùi Quang Đãng, Trưởng Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và bà Nguyễn Thị Diệu Phương, trưởng phòng khoa
học của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm với công
việc của các nhà khoa học nữ. Những kết quả nghiên cứu của chị em trong những năm qua đã
góp phần nâng cao vị thế của các Viện và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Ngoài ra
ông Bùi Quang Đãng và bà Nguyễn Thị Diệu Phương nhấn mạnh các nhà khoa học nói chung
và  các nhà khoa học nữ nói riêng cần phải biết khai thác kết quả chất xám của mình đã tạo ra.
Phải biết cách và tìm được những hướng đi cho việc  thương mại sản phẩm nghiên cứu của
mình để phục vụ xã hội nhưng cũng đem lại lợi ích cho các Viện và phát triển các Viện lên một

tầm cao mới từ chính năng lực, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các Viện. Đây
là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược nghiên cứu, phát triển của
các Viện Nghiên cứu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đẩy mạnh việc đăng ký
bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích của các sản phẩm khoa học công nghệ.
Lớp đào tạo được tổ chức dưới 02 hình thức: trực tiếp và trực tuyến, thu hút được sự
tham gia của nhiều học viên là lãnh đạo các trung tâm, phân viện, các chủ nhiệm đề tài, cá
nhân nhà khoa học, các thầy cô giảng viên và sinh viên trong các lĩnh vực khác nhau của các
Viện nghiên cứu: Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Cây Ăn quả Miền Nam,
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, các Viện nghiên
cứu thủy sản 1,2,3 (Nha Trang và Cần Thơ) với địa bàn rộng từ Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng,
Nghệ An, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh Viện nghiên cứu NTTS 1,2,3, Trường Cao đẳng kinh tế
kỹ thuật thủy sản, các, Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu đào tạo và hỗ trợ, tư vấn
Cục Sở hữu trí tuệ nói về điều kiện bảo hộ và
thời hạn bảo hộ kết quả nghiên cứu khoa
học....

Ông Lê Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Hỗ
trợ dịch vụ giống cây trồng Việt Nam trình
bày các vấn đề liên quan đến bảo hộ giống
cây trồng tại Việt Nam

Tại Lớp tập huấn, các thành viên tham gia đã nghe các chuyên gia trình bày bài giảng
liên quan đến bảo hộ và khai thác kết quả nghiên cứu, như: Bảo hộ  và khai thác quyền sở hữu
trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học ( bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh và ông Khổng Quốc
Minh, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp Nghiên cứu đào tạo và hỗ trợ, tư vấn Cục
Sở hữu trí tuệ); Chia sẻ về Quản lý Sở hữu trí tuệ (SHTT) trong nghiên cứu khoa học (NCKH)

và phát triển công nghệ, TS. Khổng Quốc Minh (Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và Hỗ trợ, tư
vấn, Cục Sở hữu Trí tuệ) đã nhắc lại một số khái niệm về sở hữu trí tuệ; nhận diện tài sản trí
tuệ là kết quả của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Xác lập quyền sở hữu trí tuệ
đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
Nâng cao hiệu quả Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ.
Bảo hộ giống cây trồng Việt Nam ( ông Nguyễn Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng
KHCN và Khởi nghiệp Hỗ trợ dịch vụ giống cây trồng Việt Nam); Phương thức thương mại
hóa kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ ( bà Lê Thị Khánh Vân,Giám đốc Trung tâm Ứng
dụng KHCN và Khởi nghiệp).

Trong bài giảng của mình, bà Lê Thị Khánh Vân, khẳng định: “Thương mại hóa thành quả hay
một ý tưởng khoa học mang tính đột phá về cơ bản cũng giống như thương mại hóa sản phẩm,
nhưng việc thực hiện khó khăn hơn nhiều. Nhiều khi việc này còn khó khăn bởi vì chúng ta
phải xây dựng thị trường cho một sản phẩm mới, chứ không phải là thiết kế một sản phẩm cho
phù hợp với một thị trường hiện hữu. Hơn nữa, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp luôn luôn
ở hai bên dòng sông, rất khó đến với nhau vì mục đích của hai bên cung và cầu khác nhau”.
Cũng theo bà Lê Thị Khánh Vân, khó khăn trong việc hợp tác giữa tổ chức khoa học
công nghệ và doanh nghiệp  là thiếu thống nhất giữa nhà khoa học và doanh nghiệp. Bên cung
chủ yếu tập trung vào nhà khoa học; Mang tính lý thuyết; Hiểu biết không đẩy đủ về nhu cầu
sản xuất . Việc hỗ trợ tài chính tập trung đang tập trung vào các tổ chức KH&CN (bên cung);
Hỗ trợ trùng lặp; Thiếu thiết bị cho các ngành sản xuất (công nghiệp).

Hợp tác sản xuất giữa khu vực sản xuất với trường đại học và doanh nghiệp kém hiệu
quả do bất cập của các ngành ( thiếu đào tạo thực tế; thiếu tính sáng tạo), tỉ lệ thất nghiệp cao;
trình độ đào tạo chưa phù hợp với các ngành.
Tại lớp đào tạo, ThS. Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và
Khởi nghiệp,  Hội Nữ trí thức Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và những bài học hay về
“Phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và Đàm phán hợp đồng chuyển
giao công nghệ” và đặc biệt là cách chuyển các kết quả nghiên cứu thành nguồn lực tài chính.
Bà Lê Thị Khánh Vân cho biết: “Cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một
lợi ích thiết thực, trực tiếp và được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Từ việc nâng cao được
chất lượng sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp duy trì, củng cố và mở rộng thị phần của sản
phẩm, tạo thêm sản phẩm mới, đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; giảm tiêu hao
nguyên vật liệu, năng lượng; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho
người và thiết bị; giảm tác động xấu đến môi trường... Vì vậy có thể khẳng định đổi mới công
nghệ là một tất yếu phù hợp với quy luật phát triển.”
“Thực tế cho thấy, nhiều dự án đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ có triển vọng nhưng
bị thất bại; nguyên nhân thì nhiều nhưng  lý do chính là năng lực đàm phán kém, kỹ thuật soạn
thảo Hợp đồng yếu đã trở thành những rào cả và phát sinh tranh chấp chấp, khiếu kiện trong
quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ" - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi
nghiệp cho hay.
Theo ThS. Lê Thị Khánh Vân một Hợp đồng chuyển giao công nghệ  thành công phải
hội tụ 3 yếu tố: Thứ nhất, có tính khả thi và công bằng. Thứ hai, quan tâm đến lợi ích của cả
các Bên. Và phải phù hợp với pháp luật của quốc gia Bên nhận
Trong quá trình đàm phán, cần chú ý: Đánh giá đúng giá trị của công nghệ; Hiểu rõ về
thị trường mục tiêu; Có cán bộ giỏi tham gia đàm phán; Tìm phương án tối ưu cho cả hai bên;
Kiểm tra thị trường; Kiểm tra các nguồn lực; Nắm vững hệ thống pháp luật về chuyển giao
công nghệ, Có nhiều nguồn thông tin tin cậy.
Chiều cùng ngày, dưới sự hướng dẫn của ThS. Vũ Thùy Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Giao
dịch thông tin công nghệ và thiết bị, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, các học viên đã được
thực hành cách tìm kiếm và khai thác thông tin KH&CN trong và ngoài nước như: Khai thác
các cơ sở dữ liệu (CSDL) trên Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia (VISTA), khai thác thông tin trên trang Techmartvietnam.vn và CSDL
Compas.

Tham gia Lớp tập huấn, các học viên đã thu được rất nhiều thông tin, kiến thức bổ ích,
mới mẻ, những vấn đề khó khăn trong thực tế gặp phải cũng được các học viên cùng chia sẻ
trong phần hỏi đáp để được tư vấn trực tiếp và tiếp tục kết nối để các kết quả NCKH được
chuyển giao/thương mại hóa rộng hơn, đảm bảo sự bảo hộ đặc biệt quan trọng trong bối cảnh