Các nhà nghiên cứu tại UNC-Chapel Hill đã phát hiện ra rằng những người sử dụng thuốc lá điện tử đã thay đổi đáng kể phản ứng miễn dịch đối với vi-rút cúm, đây là phát hiện đáng lo ngại khi mùa cúm đến gần và dịch COVID-19 tăng trên khắp nước Mỹ.
Thuốc lá điện tử đã bùng nổ phổ biến trên khắp Hoa Kỳ trong thập kỷ qua, ngay cả khi việc sử dụng thuốc lá truyền thống giảm. Sự gia tăng đặc biệt rõ rệt trong nhóm dân số trẻ. Do đó, các nhà nghiên cứu đang tập trung nhiều hơn vào những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của thuốc lá điện tử. Điều này đặc biệt đúng với đại dịch liên quan đến hô hấp đang hoành hành trên toàn cầu.
Meghan Rebuli đến từ Khoa Nhi của UNC, cho biết: "Có rất nhiều câu hỏi trong lĩnh vực này như việc sử dụng thuốc lá điện tử có lợi hay có hại hoặc có vấn đề về COVID và chúng tôi thực sự chưa có câu trả lời xác đáng". Nhưng khi so sánh với những người không sử dụng, những người hút thuốc lá điện tử cho thấy nhiều thay đổi hơn trong gen miễn dịch ở các tế bào hô hấp chống lại vi-rút của họ. Họ cũng cho thấy mức độ kháng thể bị ức chế. Ở nhiều người tham gia nghiên cứu, sự thay đổi này thậm chí còn rõ ràng hơn ở những người sử dụng thuốc lá điện tử so với những người hút thuốc.
Rebuli, cho biết: “Nghiên cứu tập trung vào một mô hình cúm, các phát hiện cho thấy rằng những người sử dụng thuốc lá điện tử có khả năng dễ bị nhiễm vi-rút đường hô hấp như COVID-19 hơn những người không hút thuốc. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ sự chặn nào đối với các gen, protein và kháng thể liên quan đến phản ứng miễn dịch. Nhưng đó chính xác là những gì đã thấy trong số những người hút cả thuốc lá truyền thống và điện tử. Sử dụng thuốc lá điện tử không an toàn hoặc không an toàn hơn thuốc lá, đó là một thông điệp thực sự quan trọng. Bạn không nên hít bất kỳ loại sản phẩm nào liên quan đến thuốc lá; tất cả đều làm suy giảm phản ứng miễn dịch của bạn với vi-rút. Nếu bạn hút thuốc hoặc vape, thì cần phải hết sức cảnh giác về việc sử dụng PPE và bảo vệ bản thân khỏi COVID và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, vì bạn có thể dễ bị phản ứng bất lợi hơn với những loại vi-rút này”.
Nghiên cứu của UNC so sánh những người có và không hút thuốc lá, những người sử dụng thuốc lá điện tử ở độ tuổi từ 18 đến 40. Các nhà khoa học đã cấy vào tình nguyện viên một loại vắc-xin cúm sống, giảm độc lực (gọi là Live, attenuated influenza vaccine, LAIV), là bệnh nhiễm cúm được mô hình hóa cho phép các nhà nghiên cứu kiểm tra phản ứng miễn dịch ở mọi đối tượng một cách an toàn. Sau khi so sánh dịch mũi và các dấu hiệu sinh học khác của bệnh nhân, nhóm nghiên cứu không phát hiện ra số lượng vi-rút trên người, có sự khác biệt giữa ba nhóm trong nghiên cứu. Nhưng họ đã phát hiện ra sự giảm biểu hiện của các gen miễn dịch quan trọng để bảo vệ chống lại vi-rút cũng như các gen giúp huấn luyện cơ thể để ngăn ngừa tái nhiễm.
Ilona Jaspers, Giám đốc Trung tâm Y học Môi trường, Bệnh hen suyễn và Sinh học phổi của UNC cho biết: “Điều này không tốt chút nào. Chúng tôi muốn thấy mức độ tăng lên trong quá trình nhiễm trùng. Đó là cách tự nhiên của cơ thể để bảo vệ. Ở đây chúng tôi thấy rằng cả hút thuốc và sử dụng thuốc lá điện tử đều cản trở mức độ gen miễn dịch”. Rebuli giải thích thêm: Đây cũng có thể là một tin đáng lo ngại đối với hiệu quả của vắc-xin. Những gen này cũng rất quan trọng để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra một loại vi-rút mà nó đã gặp phải trước đó. Cơ thể của bạn có thể nhận ra vi-rút và tạo ra một loại ký ức miễn dịch giúp bạn không bị lây nhiễm tiếp theo. Đó là cách hoạt động của vắc-xin. Câu hỏi đặt ra ở đây, nếu đây là vắc-xin hiệu quả 90%, liệu nó có hiệu quả tương tự đối với những người sử dụng thuốc lá điện tử hay họ sẽ gặp khó khăn khi tạo ra trí nhớ miễn dịch đó? Điều đó vẫn chưa rõ ràng vào thời điểm này. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để xem xét cụ thể bệnh dịch COVID-19.
Kết quả so sánh người sử dụng thuốc lá điện tử với người hút thuốc và không hút thuốc đã được công bố trên tạp chí y khoa American Journal of Respiratory Cell and Molecular Biology.
Nguồn: Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2020-11-e-cigarettes-significantly-body-response-viruses.html, 16/11/2020