Hiện nay, nếu ai đó không được điều trị trong vòng vài giờ sau khi bị đột quỵ, cơ hội phục hồi của họ sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi nhờ vào loại thuốc nhỏ mũi mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg (Thụy Điển), Đại học Cologne (Đức) và Viện Hàn lâm khoa học Séc phối hợp tạo ra.
Thuốc nhỏ mũi mới chứa một peptit có tên là C3a do hệ thần kinh trung ương sản sinh theo cách tự nhiên. Nghiên cứu trước đây cho thấy peptit có thể giúp khôi phục chức năng vận động ở nạn nhân đột quỵ.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu mới, thuốc nhỏ mũi được dùng cho chuột bảy ngày sau khi chúng bị đột quỵ. Khi được so sánh với nhóm đối chứng không được điều trị, những con chuột đó đã phục hồi chức năng vận động nhanh hơn và trên phạm vi lớn hơn. Ngoài ra, quét MRI não cho thấy sự gia tăng hình thành các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh. Hơn nữa, C3a được bổ sung vào, đã tăng cường chức năng của các tế bào gọi là tế bào hình sao, kiểm soát một số chức năng của tế bào thần kinh.
Tác dụng có lợi của thuốc nhỏ mũi tiếp tục kéo dài sau khi ngừng điều trị. Các nhà khoa học tin rằng nếu thuốc nhỏ mũi được dùng quá sớm sau khi bị đột quỵ, chúng thực sự có thể gây tác động bất lợi do làm tăng số lượng tế bào viêm trong não.
GS. U Gothenburg, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: "Với phương pháp này, không cần phải chạy đua với thời gian. Nếu phương pháp điều trị mới được sử dụng trong thực hành lâm sàng, tất cả bệnh nhân đột quỵ đều có thể được sử dụng, ngay cả những người đến bệnh viện quá muộn để làm tan huyết khối hoặc lấy huyết khối. Những người bị tàn tật sau khi loại bỏ cục máu đông, cũng có thể cải thiện nhờ phương pháp điều trị này".
Các thử nghiệm lâm sàng trên người hiện đang được lên kế hoạch thực hiện. Nghiên cứu mới đây đã được công bố trên tạp chí Clinical Investigation.