Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tình trạng viêm cấp tính - tình trạng mẩn đỏ, đau và bầm tím xung quanh vết thương, cảnh báo hệ thống miễn dịch về tổn thương cần chữa lành. Tuy nhiên, nếu phản ứng này kéo dài, tình trạng viêm mãn tính có thể khiến các mô khỏe mạnh bị tấn công và nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ngày càng lớn hơn.
Hơn 50% tổng số ca tử vong trên toàn cầu có liên quan đến các bệnh liên quan đến viêm mãn tính như bệnh tim thiếu máu cục bộ, ung thư, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và các tình trạng tự miễn dịch và thoái hóa thần kinh. Và có rất ít biện pháp can thiệp đối với tình trạng viêm mãn tính ngoài chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã có một khám phá mang tính đột phá, giải mã cách các tế bào bạch cầu di chuyển từ các mạch máu đến vị trí bị thương. Điều này mở ra cơ hội phát triển các phương pháp điều trị có thể ngăn chặn đường đi của chúng, từ đó mang lại kết quả tốt hơn cho các bệnh do viêm mãn tính gây ra.
Nghiên cứu Viện Centenary đã phát hiện ra cơ chế mà theo đó bạch cầu trung tính "tách" khỏi các mạch máu, cho phép chúng di chuyển khắp cơ thể. Bạch cầu trung tính, neutrophils, là thành phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch cơ thể và là các tế bào đầu tiên phản ứng với chấn thương hoặc nhiễm trùng.
Tiến sĩ Joyce Chiu, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Thế kỷ ACRF tại Đại học Sydney, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Các phân tử integrins giúp bạch cầu trung tính bám vào thành mạch má, ngăn chặn dòng máu cuốn các tế bào đi. Để di chuyển đến vị trí bị thương, bạch cầu trung tính phải dính vào và tách ra khỏi thành mạch máu. Mặc dù chúng tôi hiểu được cách các integrin giúp bạch cầu rung tính kết dính như thế nào, nhưng chúng tôi lại không biết cách thức tách ra không kết dính nữa của chúng”.
Các nhà khoa học đã xác định được một loại protein do bạch cầu trung tính tiết ra, protein disulfide isomerase (PDI), đóng vai trò then chốt trong việc giúp các tế bào tách khỏi mạch máu. Tiến sĩ Chiu tin rằng bằng cách nhắm mục tiêu vào PDI có thể hạn chế sự giải phóng của bạch cầu trung tính. Tiến sĩ Joyce Chiu nói thêm: “Loại thuốc mới có thiết kế ức chế PDI, để bạch cầu trung tính không ‘tách ra” và di chuyển khỏi thành mạch máu. Ngăn chặn bạch cầu trung tính không di chuyển xung quanh có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính nhờ vào việc làm giảm khả năng tích tụ của chúng tại các vị trí bị thương hoặc nhiễm trùng. Nghiên cứu của chúng tôi có thể mở đường cho các chiến lược quản lý và phương pháp điều trị mới, có khả năng hạn chế mức độ viêm và có khả năng cải thiện kết quả cho những người mắc bệnh tim mạch và viêm mãn tính”.
Tất nhiên bạch cầu trung tính rất cần để đối phó với chấn thương, việc hạn chế khả năng tập hợp và hủy hoại các mô khỏe mạnh của chúng có thể có tác động lớn đến các bệnh liên quan đến viêm mãn tính như đau tim và đột quỵ.