Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra một cách nhanh chóng, gây ảnh hưởng rất lớn cho nền nông nghiệp của thế giới, đặc biệt trong trồng trọt. Tại Việt Nam hạn hán, sự xâm lấn của nước biển làm giảm lượng nước ngọt và chất lượng nước, từ đó dẫn đến việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm làm cạn kiệt và gây ô nhiễm nặng nguồn nước. Để ứng phó với tình hình phức tạp của biến đổi khí hậu, một trong những biện pháp được áp dụng hiện nay đó là sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với nhà màng trong canh tác nhằm tiết kiệm và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả, hạn chế sâu bệnh, giảm đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm dư lượng trong sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của mưa làm giảm phẩm chất sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn cho con người, từ đó hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.

 

Tưới nhỏ giọt không chỉ cung cấp nước cho cây một cách tiết kiệm, hiệu quả mà còn có một lợi thế nữa là khả năng cung cấp dinh dưỡng được hòa tan vào nước nhờ đó giảm chi phí trong sản xuất, tiết kiệm thời gian, đảm bảo sử dụng phân bón một cách triệt để. Nhiều nghiên cứu và thực nghiệm đã chứng minh sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp với phân bón trong canh tác giúp làm tăng năng suất từ 10 - 40%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập từ 20 - 50%, đặc biệt là tiết kiệm nước tưới so với phương pháp truyền thống từ 20 - 40%. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia nông nghiệp đánh giá là phương án khả thi nhất hiện nay để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu mà hệ lụy có thể thấy rõ nhất đó là việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.

Nhà màng cũng là một giải pháp kỹ thuật cao trong lĩnh vực trồng trọt nhằm mục đích tạo sản phẩm "sạch", cung cấp sản phẩm quanh năm cho thị trường lớn ở các thành phố. Ưu điểm của nhà màng là ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại côn trùng, sâu bọ nên không cần thiết sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, cây trồng được bảo vệ chống lại mọi thời tiết bất lợi như nắng, mưa, gió bão, sương lạnh. Vì vậy có thể tổ chức sản xuất quanh năm, trái vụ theo kế hoạch và nhu cầu của thị trường.

Dưa lưới là một loại quả chất lượng rất giàu dinh dưỡng và có tiềm năng kinh tế rất cao. Năng suất trung bình khoảng 2,5 - 3,0 tấn/1.000 m2 (tùy giống). Việc trồng dưa lưới đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao cũng phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ nay đến năm 2030. Nhu cầu dưa lưới trong tỉnh dần tăng cao và TP Hồ Chí Minh lại là thị trường tiêu thụ dưa lưới lớn của cả nước. Hơn nữa dưa lưới là loại trái cây có tiềm năng suất khẩu ra các nước như Nhật, Mỹ... Hiện nay, nhu cầu sử dụng dưa lưới của người tiêu dùng ngày càng tăng, nhất là trong lúc mưa nhiều, bên ngoài không trồng được thì nhà màng có thể đáp ứng được việc này và tao ra sản phẩm quanh năm cung cấp cho người tiêu dùng.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Thạc sỹ Nguyễn Hồ Đức Toàn thực hiện đề tài Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang” với mục tiêu: Nhận chuyển giao quy trình quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong nhà màng cho nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang từ Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học Tiền Giang.

Hiện nay, dưa lưới được trồng nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Mỹ, Israel… với sản lượng hàng năm lên đến 18 triệu tấn.

Do điều kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm thực vật học nên dưa lưới được trồng chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ và hiện được trồng phổ biến ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… Tuy nhiên vài năm trở lại đây, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang...) cũng đã canh tác cây dưa lưới và đạt năng suất, phẩm chất trái không thua kém gì so với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Cụ thể, tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đã có mô hình canh tác dưa lưới với diện tích canh tác lên đến 10.000 m2.

Với đặc điểm ngon, giàu dinh dưỡng nên Dưa lưới đang dần trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế, rất được nhiều người yêu chuộng. Tuy mới được trồng vài năm trở lại đây, nhưng dưa lưới đã được đánh giá là hiệu quả cao so với việc canh tác một số loại cây trồng khác trên cùng một diện tích. Doanh thu của trồng dưa lưới lên đến 2 - 3 tỷ đồng/1 ha (trong khi một số loại cây trồng khác chỉ ở khoảng 400 - 600 triệu đồng/1 ha).

Cùng với nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng của quả dưa lưới, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu tạo ra nhiều giống dưa mới. Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu như dưa trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm, ngọt, thì những năm gần đây, Công ty Giống cây trồng Nông Hữu đã đưa vào sản xuất một số giống lai F1 nhập nội cho năng suất cao (35 tấn/ha), thơm ngon, độ đường (Brix) cao từ 15 - 18 độ, quả to, màu sắc phong phú, chống chịu một số bệnh nứt dây và thối do vi khuẩn. Giống Taki là giống đã được khảo nghiệm và đánh giá phù hợp với điều kiện nhà màng. Hơn nữa Taki là giống dưa lưới có độ Brix cao, có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn.

Tại tỉnh Tiền Giang có nhiều vùng đất chỉ trồng được một vài loại cây như khóm ở Châu Thành, mãng cầu xiêm ở Tân Phú Đông. Một số địa phương còn bị ảnh hưởng của nước nhiễm mặn vào mùa khô gồm huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Chợ Gạo và có địa phương bị nhiễm phèn như một phần huyện Chợ Gạo, huyện Châu Thành, nhưng đối với Dưa lưới trồng trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt thì trong tương lai không xa những nơi này sẽ là những vùng có khả năng phát triển cây Dưa lưới cung cấp cho thị trường.

Sau quá trình triển khai thực hiện (từ tháng 8/2020 đến 8/2021), nhìn chung dự án đã hoàn thành các mục tiêu và nội dung đề ra:

- Dự án đã chọn được hộ bà Võ Thị Thúy Liễu tại ấp Thới, xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là hộ dân có đủ điều kiện tham gia dự án.

- Đã tư vấn nông hộ thiết kế và xây dựng nhà màng 1.040 m2 chi phí 410.000.000 đồng, chi phí thuê đất, dọn đất kiến thiết cơ bản, đầu tư hệ thống điện, xây hồ chứa nướcvà hệ thống tưới chi phí 74.200.000 đồngđáp ứng yêu cầu kỹ thuật trồng dưa lưới. Tổng chi phí đầu tư cho dự án đến thời điểm hiện tại nông hộ đã đầu tư là 681.513.000 đồng bao gồm chi phí xây dựng nhà màng, hệ thống tưới, dây treo, bầu trồng, nguyên vật liệu phụ kiện rẻ tiền mau hỏng.

treo, bầu trồng, nguyên vật liệu phụ kiện rẻ tiền mau hỏng. - Đã tập huấn cho nông hộ về quy trình kỹ thuật canh tác dưa lưới trong nhà màng trong 03 vụtrồng dưa lưới. Sau 03 vụ canh tác, nông hộ đã tiếp thu được quy trình canh tác của một vụ trồng dưa lưới từ lúc ươm hạt cho đến thu hoạch xử lý vườn. Và nông hộ đang tự canh tác vụ thứ 04.

- Dự án đã theo dõi, lấy số liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của 3 vụ canh tác (vụ 1, vụ 2, vụ 3). Kết quả đạt trong thời gian triển khai dự án, qua 3 vụ canh tác dưa lưới, sản lượng dưa thu được tại vườn rất ổn định và cao hơn so với mục tiêu mà dự án đăng ký ban đầu(vụ 1: thu hoạch được 3.149 kg sản phẩm (đạt 131,2%so với mục tiêu 2.400 kg), trong đó dưa loại 1 là 2.526 kg (đạt 131.,56% so với mục tiêu 1.920); vụ 2 thu hoạch được 2,540 kg sản phẩm (đạt 105,8% so với mục tiêu 2.400 kg) trong đó dưa loại 1 là 2.083 kg (đạt 105,8% so với mục tiêu 1.920 kg); Vụ 3 thu hoạch được 3.216 kg sản phẩm (đạt 134,00% so với mục tiêu 2.400kg) trong đó tất cả đều là dưa loại 1.

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu mà nông hộ thu được trong quá trình canh tác dưa lưới là khá cao ở vụ 1 là 34,36%, ở vụ 2 do nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến năng suất chỉ đạt 21,73% và vụ 3 do tình hình dịch Covid-19 nên giá bán rất thấp, doanh thu thấp dẫn dến lợi nhuận chưa cao chỉ đạt 15,55%. Tuy hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng năng suất thu hoạch rất ổn định. Nếu tình hình dịch Covid không diễn biến phức tạp giá dưa ồn dịnh trở lại thì mô hình canh tác dưa lưới là mô hình nông nghiệp rất hiệu quả.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17515/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.