Nghiên cứu quan sát đã gợi ý rằng uống rượu nhẹ và điều độ có thể mang lại lợi ích sức khỏe liên quan đến tim. Các phát hiện được công bố bởi nhóm các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) và Viện Broad của MIT và Harvard, cho thấy rằng những lợi ích của việc uống rượu thực sự có thể là do các yếu tố lối sống khác phổ biến đối với người uống rượu vừa phải.

 

Nghiên cứu được thực hiện trên 371.463 người; với độ tuổi trung bình là 57 tuổi và mức tiêu thụ rượu trung bình là 9,2 ly mỗi tuần; là những người tham gia vào Ngân hàng sinh học Vương quốc Anh; là cơ sở dữ liệu y sinh quy mô lớn và tài nguyên nghiên cứu chứa thông tin di truyền và sức khỏe chuyên sâu. Phù hợp với các nghiên cứu trước đó, các nhà điều tra phát hiện ra rằng những người uống rượu nhẹ đến vừa phải có nguy cơ mắc bệnh tim thấp nhất, tiếp theo là những người kiêng rượu. Những người uống rượu bia nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra nhóm uống rượu ít và vừa phải thì có xu hướng có lối sống lành mạnh hơn những người kiêng khem; chẳng hạn như hoạt động thể chất nhiều hơn và ăn nhiều rau và ít hút thuốc hơn. Chỉ tính đến một vài yếu tố lối sống đã làm giảm đáng kể bất kỳ lợi ích nào liên quan đến việc uống rượu.

Tác giả nghiên cứu Krishna G. Aragam, cho biết: “Nghiên cứu cũng áp dụng các kỹ thuật mới nhất được gọi là Phân tích ngẫu nhiên Mendelian (Mendelian randomization), sử dụng biến thể di truyền để xác định xem liệu mối liên hệ quan sát được giữa phơi nhiễm và kết quả có phù hợp với tác động nhân quả hay không. Các kỹ thuật mới và tiên tiến hơn ở ‘phương pháp phân tích ngẫu nhiên Mendel không tuyến tính' cho phép sử dụng dữ liệu di truyền của con người để đánh giá hướng và độ lớn của nguy cơ bệnh tật liên quan đến các mức độ phơi nhiễm khác nhau. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tận dụng những kỹ thuật mới này và mở rộng dữ liệu di truyền và kiểu hình từ các quần thể ngân hàng sinh học để hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa thói quen uống rượu và bệnh tim mạch”.

Khi các nhà khoa học tiến hành phân tích di truyền đối với các mẫu lấy từ tình nguyện viên, họ phát hiện ra những cá nhân có biến thể di truyền dự đoán mức tiêu thụ nhiều rượu; có khả năng bị tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Các phân tích cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể về nguy cơ tim mạch trên phạm vi tiêu thụ rượu ở cả nam giới và phụ nữ, với mức tăng nguy cơ tối thiểu từ 0 đến 7 ly mỗi tuần, nguy cơ tăng cao hơn nhiều khi tăng từ 7 đến 14 ly mỗi tuần, và đặc biệt rủi ro cao khi tiêu thụ từ 21 ly rượu trở lên mỗi tuần. Đáng chú ý, các phát hiện cho thấy sự gia tăng nguy cơ tim mạch ngay cả ở mức được coi là "nguy cơ thấp" theo hướng dẫn quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (tức là dưới hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly mỗi ngày đối với phụ nữ).

Phát hiện ra rằng mối quan hệ giữa lượng rượu và nguy cơ tim mạch không phải là một mối quan hệ tuyến tính mà là một mối liên hệ theo cấp số nhân được hỗ trợ bởi một phân tích bổ sung dữ liệu trên 30.716 người tham gia Mass General Brigham Biobank. Tác giả Krishna G. Aragam cho biết: “Các phát hiện khẳng định rằng không nên uống rượu nhiều để cải thiện sức khỏe tim mạch; thay vào đó, giảm uống rượu đến mức vừa phải như khuyến cáo sẽ làm giảm nguy cơ tim mạch ở tất cả mọi người”.