Theo một nghiên cứu gần đây về Bệnh truyền nhiễm BMC của các nhà khoa học thuộc Đại học Y bang Penn-Hoa Kỳ. Họ đã phân tích dữ liệu từ 7 triệu người chưa và đã tiêm chủng. Sử dụng vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson. Sau đó tiến hành đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp, kiểm tra 18 nghiên cứu được đánh giá ngang hàng công bố từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 11 năm 2021, trước khi xuất hiện biến thể omicron thống trị đợt đại dịch gần đây nhất ở Hoa Kỳ.

 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, hơn 577 triệu liều vắc-xin COVID-19 đã được tiêm trên toàn quốc. Những người được tiêm chủng có thể thắc mắc rằng vắc-xin cung cấp khả năng bảo vệ chống lại coronavirus trong bao lâu. Trong phân tích của họ, các nhà nghiên cứu xác định vắc-xin cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại COVID-19, nhưng hiệu quả giảm dần theo thời gian. Kết quả cho thấy sau khi tiêm chủng đầy đủ, khả năng miễn dịch chống lại nhiễm COVID-19 giảm từ 83% sau tháng đầu tiên xuống 22% sau năm tháng hoặc hơn.

Nghiên cứu bao gồm dữ liệu về người lớn và trẻ em, từ 12 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy những người tiêm vắc-xin Moderna được bảo vệ ở mức độ cao nhất. Sau đó là nhóm tiêm đủ hai liều vắc-xin Moderna hoặc Pfizer, và nhóm tiêm một liều vắc-xin Johnson & Johnson. Các nhà nghiên cứu không có dữ liệu sau sáu tháng và nghiên cứu không bao gồm dữ liệu về vắc-xin tăng cường.

Tác giả cao cấp Tiến sĩ Catharine Paules cho biết: "Thật yên tâm khi thấy rằng các cá nhân được tiêm chủng COVID-19 duy trì khả năng bảo vệ khỏi nhập viện và tử vong theo thời gian ngay cả khi hiệu quả chống lại nhiễm trùng suy giảm. Cần có thêm dữ liệu cụ thể để bảo vệ chống lại biến thể omicron."

Các nhà khoa học cho biết vắc-xin vẫn có hiệu quả 90% đối với COVID nghiêm trọng trong tối đa sáu tháng. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 nghiêm trọng thấp hơn (74%) đối với những người đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson. Theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch chống lại COVID-19 giảm nhanh hơn đối với những người từ 65 tuổi trở lên bất kể họ đã tiêm loại vắc-xin nào.

Tác giả chính của nghiên cứu Tiến sĩ Paddy Ssentongo cho biết: "Điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ suy giảm hiệu quả của vắc-xin chống lại COVID-19 là không đồng đều. Người cao tuổi có tỷ lệ suy giảm hiệu quả cao hơn. Các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc chỉ ra cách thức bảo vệ vắc-xin kéo dài đối với các bệnh đi kèm khác nhau và tình trạng ức chế miễn dịch”.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hiệu quả tổng thể có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại vắc-xin, tuổi bệnh nhân, các biến thể mới nổi và khu vực địa lý. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, các liều vắc-xin tiếp theo được khuyến cáo khi thời gian trôi qua để giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm thiểu mối đe dọa của COVID-19. Bằng chứng cho thấy liều tăng cường có thể tăng khả năng bảo vệ trong thời gian ngắn chống lại nhiễm trùng COVID-19 và bệnh có triệu chứng.

Tiến sĩ Paddy Ssentongo cho biết: “Vắc-xin COVID-19 rất quan trọng để chấm dứt đại dịch và ngay cả khi hiệu quả chống lại sự lây nhiễm của chúng suy giảm, chúng vẫn cung cấp sự bảo vệ chính và quan trọng chống lại căn bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ cần khám phá sự phát triển của hiệu quả chống lại omicron và các trường hợp nhập viện liên quan đến biến thể mới hơn”.