Theo phân tích mới của Tổ chức Y tế Cộng đồng Anh (Public Health England - PHE), hai vắc xin Pfizer và AstraZeneca's Covid-19 có hiệu quả cao trước biến thể Delta (B16172) và giúp bệnh nhân không phải nhập viện.
Phân tích cho thấy rằng vắc-xin Pfizer-BioNTech có hiệu quả 96% sau tiêm hai liều, trong khi vắc-xin Oxford-AstraZeneca có hiệu quả 92%. Kết quả này có thể so sánh với vắc-xin chống lại biến thể Alpha (B117): 96% sau hai liều vắc-xin Pfizer và 92% sau hai liều vắc-xin AstraZeneca.
Phân tích được thực hiện dựa trên 14.019 trường hợp nhiễm biến thể Delta, 166 trường hợp trong số đó đã phải nhập viện trong giai đoạn từ 12/4 đến 4/6/2021, khi xem xét các trường hợp cấp cứu ở Anh. "Bằng chứng về hiệu quả của hai liều đối với các biến thể cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm lần thứ hai. Nó sẽ giúp cứu sống và thúc đẩy phục hồi nhanh hơn", Bộ trưởng Y tế và Xã hội Anh Matt Hancock, cho biết trong một tuyên bố.
"Những phát hiện cực kỳ quan trọng này xác nhận rằng vắc-xin cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể khiến giảm số ca nhập viện với biến thể Delta. Vắc-xin là công cụ quan trọng nhất mà chúng ta có để chống lại Covid-19. Hàng ngàn sinh mạng đã được cứu sống nhờ chúng. Điều quan trọng là phải có được cả hai liều ngay sau khi chúng được cung cấp, để có được sự bảo vệ tối đa chống lại tất cả các biến thể hiện có", Tiến sĩ Mary Ramsay, Trưởng bộ phận Tiêm chủng tại PHE cho biết thêm.
Một nghiên cứu của PHE vào tháng 5/2021 cho thấy ba tuần sau liều đầu tiên của cả vắc-xin Pfizer và AstraZeneca chỉ cung cấp 33% khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta, trong khi nó cung cấp 50% hiệu quả chống lại biến thể Alpha.
Biến thể B16172 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ và là một trong ba chủng có liên quan. Nó đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là một biến thể gây lo ngại toàn cầu vào tháng trước. Nó có khả năng lây truyền cao hơn 60% so với chủng Alpha được xác định ở Anh.
Nguồn: P.A.T (NASATI), theo https://www.business-standard.com/, 16/6/2021