Ngủ là thời điểm để nghỉ ngơi và hoạt động mọi người thường làm nhất trong lúc này là quay ngang quay ngửa. Nhưng đối với một số khác, giấc ngủ có thể là thời điểm mà họ đi lòng vòng quanh nhà, lái xe hoặc nấu ăn trong trạng thái vô thức. Đây chính là “mộng du”.

 

Mộng du không phải là một chứng bệnh về tâm lý hay tâm thần mà chỉ đơn giản là một rối loạn giấc ngủ thường gặp ở pha ngủ sâu. Thông thường, ở pha này, cơ thể được thư giãn, hồi phục sau một ngày làm việc thì ở những người bị mộng du, họ lại hoạt động như lúc tỉnh. Ví dụ như nói chuyện, ngồi dậy, nhìn xung quanh, ra khỏi giường, đi lang thang quanh nhà, thậm chí là lái xe ô tô. Tất cả những hành động này đều được duy trì ở trạng thái ngủ sâu. Những người mộng du không chỉ khó đánh thức mà họ còn nhớ rất ít, thậm chí không nhớ gì về những chuyến phiêu lưu đêm của bản thân. Tồi tệ hơn nữa là có thể họ sẽ tấn công những ai cố gắng đánh thức họ dậy.

Cho đến nay, mộng du vẫn còn là điều bí ẩn chưa được giải thích rõ ràng. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân thực sự của chứng mộng du. Một trong những nguyên nhân chính có thể bắt nguồn từ chất lượng giấc ngủ. Mộng du là chứng rối loạn giấc ngủ mang tính di truyền và có liên quan mật thiết đến nhóm bệnh thần kinh khác như: trầm cảm, Parkinson và các cơ chế của giấc ngủ REM. Mộng du thường xảy ra vào đầu buổi đêm (một đến hai giờ sau khi bạn chìm vào giấc ngủ). Mộng du không thể xảy ra trong giấc ngủ ngắn. Một cơn mộng du thường kéo dài vài phút, cũng có thể lâu hơn. Mộng du có thể xảy ra một cách thỉnh thoảng hoặc thường xuyên.

Nghiên cứu về giấc ngủ của Viện Y học Giấc ngủ Mỹ (ASSM), giấc ngủ của con người chia thành hai giai loại đó là giấc ngủ REM và giấc ngủ non-REM (NREM), dựa vào việc sự chuyển động mắt nhanh (REM) có xảy ra bên dưới mí mắt hay không. Trong giấc ngủ REM, bộ não của bạn hoạt động tích cực giống như khi tỉnh táo, và đây là giai đoạn mà các giấc mơ sinh động nhất của chúng ta thường xảy ra. Còn giấc ngủ NREM thì có thể được chia thành 4 giai đoạn như sau: